Khi con bị chế nhạo

Thấy con gái (hơn 3 tuổi) có vẻ buồn, Quỳnh tìm cách hỏi han. Nghe con giãi bày: " Bạn Bo ở lớp gọi con là đồ vịt béo ú " mà Quýnh héo hon trong lòng.

Thấy con gái (hơn 3 tuổi) cóvẻ buồn, Quỳnh tìm cách hỏi han. Nghe con giãi bày: "Bạn Bo ở lớp gọi conlà đồ vịt béo ú" mà Quýnh héo hon trong lòng.

Quỳnh kể: “Từ nhỏ, cháu đãbụ bẫm. Bây giờ, cháu được trên 25kg. So với các bạn ở lớp mẫu giáo, cháu cónhỉnh cân hơn. Tôi cũng đang lo lắng cách giảm cân cho con nhưng chắc phảicần thêm thời gian”. Chính vì thế, đưa con đi đâu, Quỳnh cũng nhận đượcnhững lời nhận xét vẻ bụ bẫm của con. Nhiều người nhắc nhở, phải giảm câncho con nhanh không sau này, lỡ bé thành “sumô” thì ế chồng, cô đã thấy bựcmình. Bây giờ, thấy con bắt đầu biết tủi thân về diện mạo, Quỳnh càng lohơn.

Khi con bị chế nhạo

Dạy con phớt lờ trước “kẻ chế nhạo”

Cô không biết làm sao để giúpcon tự tin, đối phó tốt với những lời trêu ghẹo của bạn bè ở lớp mẫu giáo.

Bé Cún (4 tuổi) cũng bắt đầubiết buồn khi có người chê “nước da đen” và cái mắt xếch của mình. Giang (mẹbé Cún) cho biết: “Một lần, cháu bảo không thích đến nhà người bác họ vìbác này hay chê cháu đen và lùn”. Nhiều lần sau đó, bé thường hỏi mẹ vềdiện mạo của mình: “Con không xinh bằng chị Bông à mẹ?” hoặc “BạnZin bảo da con đen nên không làm công chúa được”…

Dù Giang đã mất nhiều côngsức để dạy con biết yêu quý bản thân. Ai cũng có những đặc điểm riêng vềchiều cao, khuôn mặt, làn da và đó không phải điều xấu. Nếu nói dối, đánhbạn bè, không nghe lời cô giáo và bố mẹ mới là xấu… nhưng Giang vẫn lo, congái sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi những lời nhận xét không tốt đó. Cô muốn tìmcách dạy con tự tin và không e dè khi bị chế nhạo nhưng không biết làm thếnào.

Giúp con đối mặt với nhữnglời chế nhạo

Đầu tiên, cha mẹ cần biết con bị chê xấu ở điểm gì, ai chế nhạo bé (bạn bècủa bé hay người thân, hàng xóm), bé đã phản ứng ra sao (tâm trạng và hànhvi của bé). Có bé khá tự tin và những lời chế nhạo đó không ảnh hưởng đếntâm trạng của bé. Nhưng cũng có bé trở nên buồn bã và bị ám ảnh bởi nhữnglời không hay.

Cha mẹ đừng bỏ qua chuyện này, đừng vội phủ định: “Không, bạn ấy sai rồi.Con không béo đâu”. Khi đã đủ nhận thức (3 tuổi trở lên), bé có thể tựbiết được bản thân bị chê xấu ở điểm nào. Thay vào đó, cần tỏ ra thông cảmvới con. Nói cho bé biết, đó là đặc điểm riêng, không phải điểm xấu.

Thứ hai, dạy con phớt lờtrước “kẻ chế nhạo”. Nếu đó là bạn chơi của con, có thể dạy con cương quyếtnói: “Tớ không thích bị gọi là vịt xấu xí. Đừng gọi tớ như thế”. Nếuchuyện đó còn tái diễn, hãy dạy bé cách quay lưng bỏ đi.

Nếu những lời chế nhạo xuấtphát từ người lớn (có khi chỉ là vô tình trêu bé) thì cũng có thể dạy conphản ứng lại: “Con không phải là Bông đen, Bông lùn. Con là Bông thôi”.Nhiều câu nói và thái độ từ bé có thể khiến người lớn phải cân nhắc khi muốngiao tiếp cùng.

Thứ ba, tập cách thực hành khi bị nói xấu. Cha mẹ đóng vai người chế nhạo vàgợi ý: “Nếu mẹ nói Bông xấu xí thì con phản ứn thế nào?”. Cách này sẽgiúp bé đối mặt với những lời nhận xét không hay. Nó cũng không khiến béhoảng sợ, bối rối hay ngại ngùng. Ngược lại, bé còn đủ tự tin khi đưa ra ýkiến, không thích bị gọi như thế.

Thứ tư, nếu cùng có mặt ở đó, cha mẹ cần biểu lộ thái độ không bằng lòng khicon bị trêu chọc. Nếu là bạn của bé, có thể nói: “Cháu đừng gọi bạn như thế”hoặc nếu không biết ai là “tác giả” thì hãy hỏi bé; “Con dẫn mẹ tới chỗ bạnhay trêu con”. Sau đó, cương quyết nói với bé đó, không được nói như thế vớicon mình. Nếu là người lớn, cha mẹ cũng cần cương quyết bày tỏ quan điểm:“Cô (bác) đừng nói cháu như thế. Cháu không thích nghe đâu”…

Thứ năm, cần dạy con tự tin vào bản thân. Khuyến khích bé tìm kiếm và pháthuy thế mạnh của riêng bé. Đó có thể là việc bé chạy nhanh hơn các bạn khác,vẽ một bức tranh đẹp hoặc hát một bài rất hay…

Theo Ngọc Bình
Khi con bị chế nhạo



Cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà
Súp gà ngô là món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Nguyên liệu và cách nấu súp gà ngô cũng không quá phức tạp. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà nhé.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.