Khi nào nên cho con tiền tiêu vặt?

là nỗi băn khoăn của nhiều phụ huynh. Người thì nghĩ nên cho trẻ tiếp xúc với tiền từ nhỏ để làm quen dần, người lại muốn con tránh xa tiền để khỏi hư hỏng.

là nỗi băn khoăn của nhiều phụhuynh. Người thì nghĩ nên cho trẻ tiếp xúc với tiền từ nhỏ để làm quen dần,người lại muốn con tránh xa tiền để khỏi hư hỏng.

Cho tiền cũng dở

Chị Liên (nhân viên kế toán,sống ở đường Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội), có một cậu con trai học lớp ba.Chị  vẫn thường cho con tiền tiêu vặt nhưng không theo định kỳ, cứ hỏi vàbiết con hết tiền là chị lại đưa thêm.

Chị Liên nghĩ, trong thời gian học tập, sinh hoạt ở trường, con chị sẽ cócần tiền để mua quà bánh ăn thêm vào giờ nghỉ hay mua bút mực nếu cần. Cácbạn của con cũng được cha mẹ cho tiền tiêu vặt như thế nên chị sẵn sàng chocon để không bị thua kém bạn bè. Thỉnh thoảng chị mới hỏi con dùng tiền làmgì, và cu Tuấn đều nói là mua quà bánh ăn ở trường những lúc đói bụng, vàmua truyện tranh để đọc. Liên yên tâm nghĩ rằng ở lứa tuổi của con mình cũngchỉ biết tiêu tiền vào những việc như vậy chứ chưa dám làm gì xấu.

Khi nào nên cho con tiền tiêu vặt?

Từ tuổi nào có thể bắt đầu cho tiền con là nỗi băn khoăn của nhiều phụ huynh


Gần đây, cu Tuấn thỉnh thoảng lại chủ động xin tiền và các lần xin cũng ngàymột gần nhau hơn, chị Liên mới để ý thì phát hiện ra cu Tuấn bị các anh lớplớn “dụ” mua bộ sưu tập hình siêu nhân với giá đắt. Thế là cu cậu lấy tiềnmẹ cho mua về cả đống hình siêu nhân. Có lần Tuấn còn bị cô giáo phạtvì trong giờ học không chịu nghe giảng mà mang hình siêu nhân ra chơi. ChịLiên lúc ấy mới giật mình vì cách nghĩ quá đơn giản của mình.

Không cho cũng dở

Chị Yến (Nghĩa Tân, Hà Nội) thì ngược lại, quản lý con rất chặt chẽ. Sợ conhư nếu có tiền nên chị không cho con giữ trong suốt thời gian còn học ở bậc phổ thông, mà cung cấpmọi thứ con cần.

Ngay từ khi cậu con trai “cưng” tên Quân đi học, chị Yến đã theo rất sát mọihoạt động của con cả trong việc học tập và vui chơi. Với suy nghĩ không muốncon sớm tiếp xúc với tiền dễ sinh hư, chị không bao giờ cho con trai cầmtiền.

 Thậm chí cả tiền mừngtuổi hằng năm, chị cũng thu hết. Được mẹ rèn giũa ngay từ nhỏ nên Quân luônnghe lời mẹ. Có nhu cầu gì, Quân đều về nói với mẹ để mẹ mua cho chứ chẳngbảo giờ tự cầm tiền đi mua, từ quần áo, giày dép, bút sách đến quà sinh nhậtcho bạn bè.
 
Cứ như thế suốt những năm học phổ thông, Quân đều rất ngoan, học giỏi, chỉbiết đến lớp và về nhà chứ không tụ tập, đua đòi chơi bời gì. Chị Yến càngtự hào rằng phương pháp của mình là đúng. Chị chỉ nhận ra sai lầm khi contrai vào đại học. 

Yến thường cho con tiền đi xebuýt hằng tháng, nhưng có lần chị quên không đưa, Quân cũng không nhớ hỏi mẹlấy tiền. Hôm ấy cậu vẫn đi xe buýt đến trường nhưng lúc cần mua vé mới ngớngười ra vì trong túi không có đồng nào. May mà một bác đi cùng thấy cậu cứlúng túng như gà mắc tóc mới thông cảm mà trả giúp cho cậu.

So với các bạn bè cùng lứa, Quân thường bị trêu là “ngố”, là “tồ”. Nhiều bạncùng lớp đã phải đi tự kiếm tiền để trang trải cho cuộc sống sinh viên trongkhi Quân thậm chí vẫn còn chưa biết tiêu tiền, không hình dung ra được mónđồ nào giá bao nhiêu, mua ở đâu, chọn thế nào để mua được đồ tốt... Cậu rấtlúng túng khi phải tự mua bất cứ cái gì và thường phải nhờ mẹ. Cũng vì vậymà Quân đâm ngại đi chơi cùng bạn bè.



Theo các chuyên gia, phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết, khéoléo của cha mẹ, môi trường sống của trẻ và thậm chí là tính cách của từngđứa trẻ. Do vậy sẽ không thể có một công thức cố định nào mà các bậc phụhuynh cần linh hoạt căn cứ vào từng hoàn cảnh cụ thể để có cách ứng xử khácnhau.

Khi nào nên cho con tiền tiêu vặt?

Cho con tiền vào thời điểm nào không quan trọng bằng việc hướng dẫn con cách sử dụng như thế nào cho đúng

Theo chuyên gia tâm lý ThuHoài, Trung tâm tư vấn Người bạn tri kỷ, khi trẻ còn ở độ tuổi tiểu học thìchưa nên cho tiền vì như vậy là quá sớm, ảnh hưởng không tốt đến trẻ. Có thểban đầu khi có tiền, trẻ chỉ mua kẹo bánh hay những thứ lặt vặt nhưng dầndần sẽ tạo thành thói quen tiêu tiền. Sau đó, nếu muốn những thứ có giá trịhơn, cần  nhiều tiền hơn mà bố mẹ không cho, trẻ sẽ nghĩ cách xoay sở lấy,điều này cực kỳ nguy hiểm. Ở lứa tuổi này, trẻ chưa nhận thức được đầy đủgiá trị của đồng tiền. Nếu có tiền, trẻ dễ hình thành thói quen xấu, sẽ rấtkhó uốn nắn khi lớn lên.

Bà Thu Hoài khuyên, thời điểm tốt nhất để con bạn được phép giữ tiền và tựchi tiêu là khi trẻ học cấp hai. Lúc này trẻ đã phần nào có kiến thức về giátrị của tiền bạc. Nên cho trẻ dần làm quen với việc chi tiêu những thứ đồ cógiá trị không quá lớn, nhưng vẫn cần theo sát trẻ.

Nhà nghiên cứu tâm lý NguyễnAn Chất, Giám đốc công ty tư vấn tâm lý An Việt Sơn, thì cho rằng với bất kỳlứa tuổi nào, việc cho tiền tiêu vặt cũng có hai mặt nên và không nên, nhưngtùy theo lứa tuổi mà mà tỷ lệ có và không này khác nhau. Vì thế không thểđưa ra một cách rõ ràng, cứng nhắc là có hay không mà cần phải căn cứ vàotừng trường hợp, tình huống cụ thể.

Ví dụ, ở lứa tuổi tiểu học, khi đưa con đến trường mà chưa kịp ăn sáng thìchắc chắn người mẹ phải cho con tiền để nó mua đồ ăn sáng cho mình. Tuynhiên ở bậc tiểu học, trẻ vẫn được bố mẹ chăm chút, để ý nhiều hơn. Phần lớnbố mẹ vẫn đưa đón con đến trường hằng ngày nên nhu cầu tiêu tiền củatrẻ không nhiều. Vì thế dù có cho trẻ ở độ tuổi này tiền tiêu vặt thì cũngchỉ nên cho số tiền vừa phải trong một ngày và phải theo dõi xem con đã dùngkhoản tiền đó như thế nào.

"Làm như vậy là để hạn chế tối đa việc trẻ sử dụng tiền không đúng nhucầu. Nếu thấy con chi tiêu không hợp lý thì cần giải thích, chỉ ra cái saingay cho trẻ biết. Điều đó giúp trẻ dần học được cách tiêu tiền một cáchkhoa học, đúng đắn", chuyên gia Nguyễn An Chất nhấn mạnh.

Còn theo chuyên gia tâm lýHồng Hạnh (tổng đài 1088), việc ngăn con tiếp xúc với tiền như trườnghợp chị Yến ở trên cũng không hay. Điều này sẽ khiến trẻ bị phụ thuộc vào bốmẹ, không biết chủ động lo cho mình, đến khi phải “độc lập tác chiến” sẽ gặprất nhiều khó khăn, lúng túng. 
 
Cách làm của vợ chồng chị Ngân (Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội) về việc dạy conquản lý, sử dụng tiền được rất nhiều người ủng hộ: Con gái vợ chồng Ngânđang học lớp 7, nhưng ngay từ lớp một, Ngân đã cho con một khoản tiền tiêuvặt nhất định. Lúc đầu, chị cho theo từng ngày, giải thích cho con biết tiềnnày sẽ được dùng vào những việc gì, không được dùng vào việc gì. Hôm nào về chị cũng không quên hỏi con là đã tiêu ra sao. Nếu con tiêu không đúng mụcđích, chị giảng giải ngay việc đó đúng sai như thế nào để cháu hiểu. 

Khi con lớn hơn, chị cho tiền theo tuần, rồi theo tháng và vẫn giữ thói quenkiểm tra lại xem con tiêu vào những việc gì. Chị còn khuyến khích con nếukhông tiêu hết thì bỏ lợn tiết kiệm thành những khoản lớn hơn. Con gái chịNgân nhiều lần gây ngạc nhiên cho bố mẹ khi cháu tự mua quà sinh nhật tặngbố mẹ bằng số tiền tiết kiệm được. Hay có lần, đọc báo thấy một bạn có hoàncảnh khó khăn, cháu đã xin phép bố mẹ được tặng bạn số tiền mà mình tiếtkiệm được trong nửa năm.

Chị Ngân bảo, lúc đầu nhiều bạn bè cho rằng chị cho con tiếp xúc với tiền từlớp một là quá sớm vì sợ cháu sinh hư. Nhưng theo chị, cho con tiền vào thờiđiểm nào không quan trọng bằng việc.  

Theo Nam Thi
Khi nào nên cho con tiền tiêu vặt?



Cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà
Súp gà ngô là món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Nguyên liệu và cách nấu súp gà ngô cũng không quá phức tạp. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà nhé.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.