Ngán cảnh ở nhà trông con

Thư (29 tuổi, Hà Nội) tâm sự: " Suốt ngày dọn dẹp, giặt giũ, nấu nướng, chăm con thật chán. Muốn sắm gì, phải ngóng cổ đợi chồng chi tiền. Nhìn bạn bè có váy áo, điện thoại đẹp mà thèm; vì mình ở nhà, mặc đẹp cũng phí vì chốc lát là nồng nạc mùi nước tiểu của con". Khi có bầu, Thư đã bỏ nghề trông trẻ cho một trường mầm non tư, toàn tâm cho việc nhà. Một phần do sức khỏe Thư không được tốt

Thư (29 tuổi, Hà Nội) tâmsự: "Suốt ngày dọn dẹp, giặt giũ, nấu nướng, chăm con thật chán.Muốn sắm gì, phải ngóng cổ đợi chồng chi tiền. Nhìn bạn bè có váy áo,điện thoại đẹp mà thèm; vì mình ở nhà, mặc đẹp cũng phí vì chốc látlà nồng nạc mùi nước tiểu của con".

Khi có bầu, Thư đã bỏ nghề trông trẻ cho một trường mầm non tư, toàn tâmcho việc nhà. Một phần do sức khỏe Thư không được tốt. Một phần do chồngcô thăng tiến nhanh, thu nhập cũng dư dả. Chồng rồi mẹ chồng Thư khuyêncô ở nhà, chờ khi mẹ tròn con vuông rồi tính tiếp. Từ ngày đó, Thư quaycuồng với dọn dẹp, nấu nướng và chăm con.

Ngán cảnh ở nhà trông con

Ảnh minh họa

Bọn bạn thì bảo mìnhsướng quá, chẳng phải bon chen cho chóng già nhưng thực ra mình còn giànhanh hơn chúng nó” – Thư cho biết.

Ở nhà suốt ngày nên quần áo đẹp hay son phấn chẳng mấy khi Thư đụng đến.Cuối năm có ăn cưới hay đi chơi Tết thì cô sắm cái váy mới, chạy qua emgái mượn ít son phấn là xong. Thư chẳng béo được vì cô kể, việc nhà hàngnúi, chẳng có giờ giấc gì, loanh quanh với đứa con gần 2 tuổi rồi chờchồng về là hết ngày. Thư dự định thời gian tới sẽ cho con đi mẫu giáovà đi xin việc nhưng chồng cô không đồng ý. Anh muốn vợ sinh luôn conthứ hai.

Cùng cảnh ở nhà trông con mà suốt ngày than chán nản là Hiên (Phú Thọ).Hiên vốn người Hà Nội, học xong, kết hôn ngay và theo về quê chồng địnhcư. Hiên cho biết, chật vật mãi chưa xin được việc trong nhà nước, việcở các công ty tư nhân thì ở huyện nơi cô đang sống thì hầu như rất hiếm.Chồng Hiên làm trong tòa án, công việc cũng khá bận nên không đỡ đầnviệc nhà cho vợ được.

Dù đã có mẹ chồng tốt, hỗ trợ nhiều việc nhưng Hiên không tránh khỏichán nản, nhất là khi lên mạng chat, thấy bạn bè có việc nọ, việc kiacàng khiến Hiên mủi lòng. Cô thấy kiến thức học được trong nhà trườngrơi rụng rất nhiều. Buồn hơn vì chồng Hiên cứ về nhà là xem tivi, đọcsách mà ít chia sẻ chuyện xã hội với cô. Hiên chia sẻ thì chồng bảo, cônên mua sách báo về đọc để giải trí.

Thấy đó là ý hay Hiên làmtheo nhưng tay cầm sách mà cô không thể tập trung vì đầu óc cứ suy nghĩđi đâu. Bàn chuyện tìm việc với chồng không suôn sẻ, có lúc, Hiên cònmuốn ôm con, bỏ nhà chồng về bên ngoại rồi kiếm việc.

Tránh buồn chán khi ở nhà trông con

Nhiều phụ nữ ở nhà trôngcon luôn thấy cuộc sống tẻ nhạt, nhiều khi là vô nghĩa. Họ cũng dễ mặccảm vì thấy mình không kiếm được tiền, không được tiếp xúc với bênngoài. Với những người gia đình chồng căng thẳng, nhạy cảm hay suy nghĩthì việc nghỉ ở nhà càng khiến họ mệt mỏi hơn.

Sau một thời gian ở nhà, họ dễ rơi vào tình cảnh lạc lõng, hòa nhập khó.Chẳng hạn, không có bạn đồng nghiệp, bạn bè cũng ít, chủ đề nói chuyệnvới mọi người cũng bị bó hẹp trong việc chăm con, cơm nước, giặt giũ.Tâm lý sợ bị chồng chê về ngoại hình hay kiến thức cũng khá phổ biến.Với những phụ nữ tri thức, được học hành thì chuyện ở nhà làm họ tiếcnuối; bởi vì, họ luôn khao khát được cống hiến và thăng tiến.

Vì thế, khi phải tạm dừng việc xã hội để chu toàn việc nhà, bản thân mỗingười vợ cần xác định rõ tư tưởng, đánh giá vai trò quan trọng của mình.Hãy trao đổi với chồng để được chồng tôn trọng, thông cảm và không tỏ ýcoi thường, ép vợ phải làm theo ý mình. Cũng đừng ôm đồm hết việc nhà đểchồng trở nên lười biếng và ích kỷ.

Cuối cùng, người vợ nên tự biết kiếm tìm niềm vui cho mình. Nên sắp đặtviệc nhà khoa học để có thời gian nghỉ ngơi, mua sắm, làm đẹp hoặc nângcao kiến thức. Có thể bàn bạc với chồng việc đi làm trở lại sau khi conđã lớn.

 Theo Ngọc Bình
Mevabe.net




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.