Nhiều nghệ sĩ phản đối đề cử giải thưởng Nhà nước

Cuối năm 2010, Đoàn Bổng, Đinh Quang Hợp, Ngọc Khuê, Thế Song, Lê Việt Hòa cùng 63 nhạc sĩ khác được đề nghị làm hồ sơ xét duyệt Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước. Ngày 11, năm người này nhận được thông báo không lọt vào danh sách cuối cùng vì không đạt 75% số phiếu

5 nhạc sĩ ĐoànBổng, Đinh Quang Hợp, Ngọc Khuê, Thế Song, Lê Việt Hòa và hai nhà biên kịch PhanHuyền Thư, Phan Thanh Tú kiến nghị Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch vì cho rằng việcxét trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về âm nhạc và điệnảnh chưa chính xác.

Cuối năm 2010,Đoàn Bổng, Đinh Quang Hợp, Ngọc Khuê, Thế Song, Lê Việt Hòa cùng 63 nhạc sĩ khácđược đề nghị làm hồ sơ xét duyệt Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước.Ngày 1/1, năm người này nhận được thông báo không lọt vào danh sách cuối cùng vìkhông đạt 75% số phiếu. Hội đồng thẩm định cấp cơ sở gồm các nhạc sĩ: Phan HuỳnhĐiểu, Ca Lê Thuần, Trần Long Ẩn, Chu Minh, Đôn Truyền, Phạm Ngọc Khôi và GS.TSKHTô Ngọc Thanh đã chọn ra 28 tác giả để đề nghị lên Hội đồng cấp Bộ.

Trong đơn thư gửihội nhạc sĩ Việt Nam ngày 4/1, các nhạc sĩ cho rằng, Hội đồng thẩm định cấp cơsở "đã không nghe đĩa nhạc cũng không xem các bản nhạc từ ca khúc đến tổng phổ ởcác thể loại âm nhạc lớn như giao hưởng, thanh xướng kịch, đưa ra những thẩmđịnh vu vơ". Với hơn 300 tác phẩm được gửi tới, nếu nghe hết cũng phải mất 100tiếng đồng hồ, nhưng trên thực tế, Hội đồng xét duyệt chỉ làm việc trong haingày rưỡi đã có kết quả. Việc những bài hát được công chúng yêu mến như: Tiếng hát sông Lam (Đinh Quang Hợp), Dòng sông quê anh, dòng sông quêem (Đoàn Bổng), Mùa xuân làng lúa làng hoa (Ngọc Khuê), Nơiđảo xa (Thế Song)… hay các tác phẩm thể loại lớn như Thanh xướng kịch Lửa và hoa (Đinh Quang Hợp) bị loại khiến các nhạc sĩ tỏ ra bất phục. Cácnhạc sĩ đề nghị thành lập Hội đồng âm nhạc mới do anh em nhạc sĩ đề cử, đồngthời triệu tập cuộc họp gồm 68 nhạc sĩ tham dự giải thưởng để bỏ phiếu côngkhai, thay thế cho kết quả trước đó.

Nhiều nghệ sĩ phản đối đề cử giải thưởng Nhà nước
Từ trái qua: Nhạc sĩ Đoàn Bổng, Đinh Quang Hợp, nhà soạn nhạc Tạ Tường và Thế Song. Ảnh: Đất Việt.

Ngày 22/2,nhạc sĩ Thế Song gửi đơn lên Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch HoàngAnh Tuấn. Đơn thư của ông tiếp tục khẳng định, Hội đồng cơ sở đã vi phạmnghiêm trọng cơ chế thẩm định tác phẩm âm nhạc, không hề đọc văn bản tácphẩm âm nhạc cũng như không hề nghe các tác phẩm âm nhạc. Một số nhạc sĩkhông đủ tiêu chuẩn xét duyệt nhưng vẫn được duyệt như nhạc sĩ Lê Lan cóbài hát ca ngợi Hồ Chí Minh nhưng giai điệu lấy từ ca khúc ca ngợi sưtrưởng Sapaep (Liên Xô cũ) và đã bị Bộ quốc phòng Việt Nam kỷ luật vềtội đạo nhạc. Nhạc sĩ Nguyễn Chính là chỉ huy dàn nhạc, không có một tácphẩm âm nhạc nào. Một số nhạc sĩ khác như Thập Nhất, Vũ Thành, Lê Tịnh,Vĩnh Lai, Cát Vận… chưa có bài nào nổi tiếng nhưng vẫn có tên trong danhsách đề nghị khen thưởng. Nhạc sĩ Thế Song cho biết, sau gần hai thánggửi đơn cho Hội đồng cơ sở Hội nhạc sĩ Việt Nam, ông vẫn chưa nhận đượccâu trả lời.

Trước những thắcmắc này, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu - người nằm trongHội đồng xét duyệt - khẳng định, các nhạc sĩ có đơn khiếu nại đã nói không chínhxác bởi nếu không mở hồ sơ, Hội đồng sao có thể xét duyệt được. Tác giả Hànhkhúc ngày và đêm cho biết, đây là chuyện của cả hội đồng, ông không có quyềnphát ngôn nhưng ông không quên nhấn mạnh: “Hội đồng giám khảo không thể nàosai”.

Trong lĩnh vực điện ảnh, chiều 6/7, nhà biên kịchPhan Thanh Tú đã trực tiếp cầm đơn lên Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch kiếnnghị về kết quả xét tặng Giải thưởng Nhà nước đối với cụm công trình của đạodiễn Nguyễn Thước. Trong đơn có sự đồng thuận của nhà biên kịch,đạo diễn Phan Huyền Thư. Phan Huyền Thư chia sẻ, chị và nhà biên kịch Phan ThanhTú mới được biết về việc ông Nguyễn Thước - đạo diễn thuộc Hãng phim Tài liệuKhoa học Trung ương - gửi các tác phẩm: Sự nhọc nhằn của cát, Những công dân@, Chất xám tới hội đồng xin xét tặng các danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân và Giảithưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Nhiều nghệ sĩ phản đối đề cử giải thưởng Nhà nước
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu khẳng định Hội đồng đã làm việc nghiêm túc. Ảnh: Khả Lục.

Phan HuyềnThư cho biết, bộ phim Sự nhọc nhằn của cát có tác giả kịch bản:Phan Thanh Tú, tác giả lời bình: Phan Huyền Thư, Những công dân @ tác giả kịch bản và lời bình: Phan Huyền Thư, Chất xám tác giảkịch bản và lời bình: Phan Huyền Thư. “Tôi thấy buồn cười vì họ khônghiểu thế nào là một tác phẩm điện ảnh. Nó là của cả một tập thể, từngười viết kịch bản, đạo diễn, quay phim đến lái xe hay chỉ là của đạodiễn? Hai khâu quan trọng nhất với một bộ phim tài liệu là khâu đầu tiên- biên kịch và khâu cuối cùng - lời bình". Với Sự nhọc nhằn của cát,Phan Thanh Tú đoạt Giải Bông Sen Vàng cho Biên kịch xuất sắc tại Liênhoan phim Quốc gia năm 2004. Còn Phan Huyền Thư đã nhận giải Bông SenVàng cho Biên kịch xuất sắc phim Chất xám”.

Theo Phan HuyềnThư, Nguyễn Thước đã không trao đổi với chị và Thanh Tú khi đem các tác phẩmchung đi dự thi với tư cách cá nhân. Nữ biên kịch khẳng định, chị không phản đốiđạo diễn Nguyễn Thước đăng ký xin xét tặng danh hiệu NSND, nhưng việc ông xinxét tặng Giải thưởng Nhà nước cho các bộ phim trên với tư cách là tác giả thìkhông đúng, vì tác giả kịch bản và lời bình mới thật sự là tác giả sáng tác củalĩnh vực văn học nghệ thuật. “Tôi cho rằng đây là chuyện nội bộ, tôi không cốgây scandal cũng không có bức xúc gì. Tôi chỉ muốn những người xét giải xem lạiđể danh hiệu cho đúng người mà thôi” - Phan Huyền Thư khẳng định.

Nhà biên kịch PhanThanh Tú tuyên bố không phục nếu Nguyễn Thước được trao Giải thưởng Nhà nước vềvăn học nghệ thuật cho ba bộ phim có sự đóng góp lớn của chị và Phan Huyền Thư.Theo chị, nếu Nguyễn Thước đem những tác phẩm chung ra xin giải thưởng cho mìnhthì khi chị nộp đơn xin xét danh hiệu sẽ không được tính những phim trên nữa.Phan Thanh Tú cho biết, chiều 6/7, khi mang đơn khiếu nại lên Bộ Văn hóa Thểthao Du lịch, chị đã được đón tiếp rất nhiệt tình, có cơ hội trình bày hết nhữngquan điểm của mình. “Chúng tôi đã làm hết trách nhiệm của mình, còn việc cấptrên xem xét đến đâu là tùy” - nhà biên kịch bày tỏ.

Nhiều nghệ sĩ phản đối đề cử giải thưởng Nhà nước
Biên kịch, đạo diễn Phan Huyền Thư. Ảnh: ST.

Ông Hải Anh - Vụ trưởng vụ thi đua khen thưởng củaBộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng cấp bộcho biết, Bộ chưa xét duyệt mà còn phải chờ cuộc họp chính thức.Trước đó, Bộ đã thành lập 13 Hội đồng xét hồ sơ đề nghị tặng Giải thưởngHồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật, Giải thưởng Nhà nước về văn học,nghệ thuật, danh hiệu NSND, NSƯT khối đơn vị thuộc Bộ và các Hội văn họcnghệ thuật. Trong đó, có 8 Hội đồng cấp Bộ xét tặng Giải thưởng Hồ ChíMinh và Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật thuộc các lĩnh vực:sân khấu, âm nhạc, múa, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, văn nghệ dângian, văn học, kiến trúc; 4 Hội đồng xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT thuộccác lĩnh vực, như: sân khấu, múa, âm nhạc, điện ảnh.

Các Hội đồng có nhiệm vụ nhận kết quả xét duyệt của Hội đồng cấp cơ sở(từ các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch; các hội văn học nghệthuật) và tổ chức xét chọn các nghệ sĩ, các tác phẩm, cụm tác phẩm, côngtrình, cụm công trình đủ điều kiện, đạt tiêu chuẩn trình Hội đồng cấpNhà nước xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giảithưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Hội đồng có trách nhiệm xử lý dứtđiểm, có kết luận về những khiếu nại liên quan đến việc xét tặng nếu có.Theo kế hoạch, các Hội đồng họp từ 27/6 đến 7/7. Kết quả đề cử Giảithưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, danh hiệuNSND, NSƯT của cácHội đồng sẽ thông báo công khai sau thời gian này.

Đạo diễn NguyễnThanh Vân, Đào Bá Sơn, diễn viên Bùi Bài Bình, cố diễn viên Phương Thanh… lànhững cái tên được đề nghị xét tặng danh hiệu NSND đợt này.

Giải thưởng Hồ Chí Minh được xét và công bố 5 năm một lần vào dịp Quốc khánh 2/9.
Giải thưởng Nhà nước được xét và công bố 2 năm một lần vào dịp Quốc khánh 2/9.
Giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước do Hội đồng cấp Nhà nước quyết định, theo đề nghị của Hội đồng cấp Bộ.

Theo Vnexpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.