Mồ côi bố mẹ, thủ khoa đại học sống bằng nghề nhặt rác giờ ra sao?

Mô côi bố mẹ, thủ khoa đại học của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) năm 2020 từng phải đi nhặt rác suốt 6 năm để có tiền sinh hoạt. Hiện tại, cuộc sống của Vĩ Nhân Long đã ổn định hơn.

Vĩ Nhân Long (2001) được sinh ra ở ngôi làng nghèo tại Quảng Tây (Trung Quốc), bố mẹ đều là công nhân. Nhân Long được 1 tuổi, bố qua đời vì tai nạn ở công trường xây dựng. Cuộc sống gia đình càng khó khăn hơn, gánh nặng đè lên vai mẹ anh. 

Sự ra đi đột ngột của bố anh, khiến mẹ không thể chấp nhận. Thời gian sau, được bạn bè thuyết phục, mẹ Nhân Long quyết định tái hôn. Không lâu sau, ở tuổi lên 3, Nhân Long đón tiếp bi kịch mẹ ra đi vì bị ung thư phổi.

Mồ côi bố mẹ, lúc này Nhân Long ở với dượng. Anh được dượng cho đi học, cuộc sống khó khăn nhưng người này vẫn cố gắng lo cho Nhân Long. Năm nam sinh 13 tuổi, người thân duy nhất là dượng cũng qua đời vì bạo bệnh. 

Không còn ai là người quen, để tiếp tục đi học Nhân Long phải đi nhặt rác duy trì cuộc sống qua ngày. Khó khăn đeo bám, nhiều lúc anh muốn từ bỏ cuộc sống. Tuy nhiên, khi nhớ lại lời khuyên của dượng, Nhân Long lại có thêm động lực: "Kiến thức thay đổi số phận, con phải học chăm chỉ. Dù khó khăn đến đâu, con cũng phải vượt qua". 

Mồ côi bố mẹ, thủ khoa đại học sống bằng nghề nhặt rác giờ ra sao?-1
Mồ côi bố mẹ, Vĩ Nhân Long phải đi nhặt rác suốt 6 năm để có tiền sinh hoạt. Ảnh: Baidu

Cuộc sống khó khăn của anh khiến nhiều người đồng cảm. Lúc đói, Nhân Long sẽ đọc sách để qua cơn. Khi đói không chịu được anh sẽ xin hoa quả hỏng để ăn. Không có tiền mua đồ dùng học tập, Nhân Long lục thùng rác tìm những mẩu bút chì vụn.

Chẳng bao lâu, hiệu trưởng biết hoàn cảnh gia đình của Nhân Long, nên đã miễn phí tiền ăn bán trú. Thậm chí, để xin trợ cấp mồ côi cho Nhân Long, thầy hiệu trưởng còn đứng ra làm người giám hộ. Là học sinh top đầu của lớp, nên Nhân Long thường giúp đỡ bạn bè trong học tập. Nhiều phụ huynh biết hoàn cảnh của Nhân Long, thỉnh thoảng sẽ mua đồ dùng tặng anh thay lời cảm ơn.

Với sự hỗ trợ của nhà trường và bạn bè gánh nặng cuộc sống của Nhân Long bớt đi phần nào. Tuy nhiên, để có thêm tiền trang trải cuộc sống, ban ngày anh đi học tan trường đi nhặt giấy vụn, ve chai hoặc hái hoa hồi về bán. 

Năm 2014, anh đỗ vào một trường trung học cơ sở địa phương nhờ nỗ lực của bản thân. Vào cấp 2, Nhân Long vẫn giữ vững phong độ luôn nằm trong top học sinh xuất sắc. 

Khi hoàn cảnh đặc biệt của Nhân Long ngày càng có nhiều người biết, họ sẵn sàng ủng hộ. Nhưng với số tiền lớn giúp đỡ anh luôn từ chối. Sau nhiều lần thuyết phục, cuối cùng Nhân Long nhận 20.000 NDT (68 triệu đồng) tiền tài trợ từ một công ty ở Hong Kong.

Năm 2020, tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, Nhân Long đạt 707 điểm trở thành thủ khoa tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Với số điểm này, anh đỗ vào Đại học Bắc Kinh chuyên ngành Máy tính điện tử. Hiện tại, Nhân Long là sinh viên năm cuối của Đại học Bắc Kinh. Anh cho biết, dù khó khăn đến mấy sẽ không bao giờ từ bỏ việc học, bởi đây là tâm nguyện lớn nhất của cha dượng trước khi qua đời. 

Câu chuyện của Nhân Long mang đến thông điệp: "Dù sinh ra trong nghịch cảnh nhưng vận mệnh sẽ do bản thân mỗi người quyết định. Chỉ cần chúng ta không bỏ cuộc sẽ luôn có hy vọng. Dù số phận nghiệt ngã nhưng xung quanh vẫn luôn có người tốt". 

Chính sự lạc quan và niềm hy vọng đã giúp Nhân Long không từ bỏ cuộc sống. Sau quá trình dài nỗ lực, cuối cùng anh cũng nhìn thấy ánh sáng tương lai. Những ngày tháng u ám trong quá khứ, phải việc nhặt rác để kiếm sống là trải nghiệm khiến Nhân Long không thể quên. 

 

Theo VTC

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/mo-coi-bo-me-thu-khoa-dai-hoc-song-bang-nghe-nhat-rac-gio-ra-sao-2248623.html

thủ khoa


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.