Ngư dân đánh cá ở Hoàng Sa vào đề thi Địa

Đề thi đại học môn Địa lý yêu cầu thí sinh viết về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời nêu ý nghĩa của việc ngư dân đánh bắt hải sản ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa.

Đề thi đại học môn Địa lý yêu cầu thí sinh viết về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời nêu ý nghĩa của việc ngư dân đánh bắt hải sản ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa.

Thí sinh trước giờ làm bài thi sáng 9/7. Ảnh: Quý Đoàn.

10h15 phút sáng 9/7, thí sinh kết thúc 180 phút làm bài thi môn Địa (khối C) và Toán (khối B, D).

Môn Địa tiếp tục đưa vấn đề chủ quyền biển đảo vào đề thi. Đây là vấn đề đang nóng trong nhiều tháng nay, khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Ở ý đầu tiên của câu 1, đề yêu cầu thí sinh trình bày vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời nêu ý nghĩa về an ninh quốc phòng trong việc ngư dân đánh bắt hải sản ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa.

Ở điểm thi Học viện Hành chính, hết 2/3 thời gian, đã có lác đác thí sinh ra khỏi phòng thi. Một nữ sinh quê Nghệ An cho biết, đề Địa nằm trong kiến thức đã được ôn tập nên em làm khá nhanh.

"Câu hỏi về biển đảo em đã lường trước nên viết khá tốt. Những kiến thức đã học cộng với thông tin được tiếp nhận trên các phương tiện thông tin truyền thông thời gian qua giúp em tự tin giành điểm tối đa câu này", nữ sinh nói và cho hay, việc ngư dân Việt Nam bám biển, bám ngư trường truyền thống không chỉ giúp họ phát triển kinh tế, mà còn là hành động khẳng định chủ quyền đất nước.
 

Phụ huynh tranh thủ chợp mắt chờ con tại điểm thi của Đại học Hà Nội. Ảnh: Quỳnh Trang.

Đề thi Toán khối D năm nay cũng được đánh giá khá vừa sức. Sau 2/3 thời gian, điểm thi ĐH Hà Nội đã có hơn 10 thí sinh rời khỏi phòng thi với khuôn mặt vui vẻ. Nguyễn Thị Thuỷ (thi khoa Ngôn ngữ Trung) cho biết, đề Toán phần lớn là kiến thức cơ bản, có trong chương trình ôn luyện. Những dạng bài được ra trong đề như: Khảo sát, giải phương trình, tích phân... cũng quen thuộc với thí sinh.

Khác với đề Toán những năm trước, đề khối D năm nay không có câu giải hệ, không có lượng giác mà thay vào đó là phần hỏi về số phức. Các câu trong đề được chia thành nhiều ý nhỏ khiến thí sinh bị mất nhiều thời gian giải bài tập hơn và có thể bị nhầm lẫn. Sau 2/3 thời gian, thí sinh này đã nộp bài thi và tự tin mình ăn chắc 8,5 điểm.

Cũng là một trong những thí sinh ra sớm ở điểm thi này, Nguyễn Thanh Thuỷ (THPT Lý Thái Tổ) hào hứng khoe làm bài khá tốt.

"Để đạt điểm 7 với đề thi này không khó, chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản. Lấy điểm 8-10 thì thí sinh phải vất vả tính toán nhiều hơn", Thuỷ cho biết.

Theo em, đề Toán khối D năm nay cũng giống đề khối A, không phân loại được học sinh trung bình với khá mà chỉ phân loại được rõ học lực giỏi. Câu hỏi về tìm đỉnh trong đa giác là câu hóc búa nhất đề thi và thí sinh này chưa từng được học.

Theo


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.