Sẽ có 2 mức điểm sàn trong kỳ thi ĐH, CĐ năm nay?

Lãnh đạo Bộ GD - ĐT cho biết dự kiến sẽ có 2 mức điểm sàn trong mùa tuyển sinh ĐH, CĐ 2013. Trong đó, có mức tính theo điểm bình quân 3 môn thi.

Lãnh đạo Bộ GD - ĐT cho biết dự kiến sẽ có 2 mức điểm sàn trong mùa tuyển sinh ĐH, CĐ 2013. Trong đó, có mức tính theo điểm bình quân 3 môn thi.

Trước những kiến nghị của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập về việc yêu cầu Bộ GD – ĐT thay đổi cách tính điểm sàn để cải thiện tình hình tuyển sinh của các trường này, Bộ vẫn giữ vững quan điểm đó là duy trì điểm sàn để đảm bảo chất lượng đầu vào. Tuy nhiên, Bộ cũng sẽ nghiên cứu lại cách tính điểm sàn hợp lý để không gây khó khăn cho công tác tuyển sinh.

Bên cạnh đó, trên cơ sở các ý kiến đóng góp tại Hội nghị công tác thi và tuyển sinh năm 2013 diễn ra vào ngày 21/1, Bộ GD – ĐT vừa đưa ra dự kiến phương án 2 mức điểm sàn.

Cụ thể phương án dự kiến này như sau:

Điểm sàn trên: như cách đã làm lâu nay, được tính dựa vào chỉ tiêu của từng khối thi và dự báo khả năng dịch chuyển của thí sinh giữa các vùng miền. Điểm sàn này luôn cao hơn điểm bình quân của các môn thi mà thí sinh đạt được.

Điểm sàn dưới: tổng điểm bình quân từng môn của 3 môn thi của khối thi tương ứng. Đây được coi là ngưỡng giới hạn đảm bảo chất lượng đầu vào.
 

Ảnh minh họa - Internet

Phương án 2 mức điểm sàn sẽ quy định cụ thể: Đối với thí sinh đạt kết quả thi trên điểm sàn trên thì các nhà trường xét trúng tuyển như đã làm lâu nay, không có gì thay đổi.

Đối với thí sinh có kết quả thi nằm giữa điểm sàn trên và điểm sàn dưới thì các trường xét thêm điểm tốt nghiệp phổ thông để quyết định điều kiện trúng tuyển cho thí sinh.

Những thí sinh đạt điểm trên sàn trên vẫn được ưu tiên, nên trong 2 đợt xét tuyển đầu tiên, các trường chưa nhận hồ sơ xét tuyển của thí sinh dưới mức sàn này.

Kể từ đợt xét tuyển thứ ba trở đi, nếu chỉ tiêu tuyển sinh vẫn chưa đủ thì các trường được xét tuyển những thí sinh có điểm thi đến điểm sàn dưới kết hợp với xét kết quả thi tốt nghiệp phổ thông.

Về việc duy trì cách tính điểm sàn như hiện nay, lãnh đạo Bộ GD – ĐT cho rằng trong những năm đầu khi nhu cầu học của người dân rất lớn nhưng số trường ít nên cách tính cũ là phù hợp.

Nhưng hiện nay có thực tế nhiều thí sinh trên điểm sàn, quyết tâm đeo đuổi việc thi vào học những ngành và trường yêu thích, không học những trường còn chỉ tiêu. Bên cạnh đó, tâm lý của nhiều thí sinh khi ra thành phố dự thi thường không quay trở về địa phương mình học tập dù vẫn trên điểm sàn. Vì vậy, nhiều trường ở địa phương đều không tuyển được đủ chỉ tiêu dù số lượng thí sinh trên điểm sàn vẫn còn nhiều.

Theo lãnh đạo Bộ GD - ĐT, việc áp dụng 2 mức điểm sàn như trên sẽ vẫn đảm bảo chất lượng đồng thời tạo cơ hội cho những thí sinh có năng lực thật sự nhưng không may đạt kết quả thi tuyển sinh đại học, cao đẳng thấp được xét tuyển kèm theo kết quả thi phổ thông.

Ngoài ra, phương án này nhằm tạo điều kiện sử dụng hết công suất hiện có của hệ thống giáo dục đại học, tránh lãng phí đầu tư nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầu vào.

Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, Thứ trưởng Bùi Văn Ga vẫn cho rằng phương án 2 mức điểm sàn vẫn chưa phải là phương án ổn định và lâu dài. Vì vậy, Bộ GD - ĐT vẫn sẽ tiếp tục nghiên cứu các phương án tuyển sinh hiệu quả trong thời gian tới.

Theo Infonet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.