Tại sao ngày 20/11 được gọi là ngày nhà giáo Việt Nam?

Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày truyền thống tôn vinh các thầy cô, đồng thời cũng là dịp vô cùng ý nghĩa để các thế hệ học trò và phụ huynh bày tỏ tấm lòng tôn sư trọng đạo và tri ân sâu sắc tới những người “đưa đò sang sông”.

Bài viết dưới đây sẽ cùng độc giả tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa tốt đẹp của ngày hội trong ngành giáo dục này.

Tại sao ngày 20/11 được gọi là ngày nhà giáo Việt Nam?-1

Nguồn gốc và lý do ngày 20/11 được gọi là Ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày Nhà giáo Việt Nam có tên đầy đủ là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam. Đây là một trong những ngày lễ kỷ niệm quan trọng được tổ chức vào ngày 20/11 hàng năm để tri ân các thầy cô và những người hoạt động trong ngành giáo dục với nguồn gốc, lịch sử cụ thể như sau:

- Vào tháng 1/1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).

- Vào năm 1949 (sau 3 năm), tại hộ nghị ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” bao gồm 15 chương với nội dung nói về đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy.

- Năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam cũng trở thành là một trong những thành viên của tổ chức FISE, đã quyết định trong cuộc họp của tổ chức FISE từ 26 – 30/08/1957 tại thủ đô Ba Lan.

- Và ngày 20/11/1958 chính là ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo, và lần đầu tiên được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20/11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam.

- Khi đất nước thống nhất thì ngày 20/11 trở thành ngày truyền thống, diễn ra hàng năm. Vào năm 1982, ngày 20/11 là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước.

Và từ đó đến ngày nay, cứ đến ngày 20/11, các thế hệ học sinh lại tôn vinh, thể hiện lòng biết ơn thầy cô.

Tại sao ngày 20/11 được gọi là ngày nhà giáo Việt Nam?-2

Ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 từ lâu được xem là ngày hội “tôn sư trọng đạo” nhằm tôn vinh “những người đưa đò thầm lặng” của bao thế hệ. Đây cũng là dịp để học trò bày tỏ lòng biết ơn và tri ân sâu sắc đến thầy cô của mình bằng những bó hoa tươi thắm, những cánh thiệp và lời chúc chân tình hay những món quà nhỏ mà đong đầy ý nghĩa...

Ngoài ra, đây cũng là thời gian các ban ngành giáo dục nhìn lại và đánh giá hiệu quả của các hoạt động giáo dục và lập phương hướng cho các cải tiến trong dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục. Thông thường trong dịp này, các thầy cô giáo cũng được nhìn nhận, đánh giá về năng lực và khen thưởng xứng đáng với những thành tích và cống hiến của mình trong sự nghiệp giáo dục.

Với ngày này, là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy cô giáo. Trong ngày 20/11, ngoài việc bày tỏ tình cảm bằng tinh thần thì những người học trò cũng mang đến bó qua tươi và món quà ý nghĩa để tri ân các thầy cô. Bên cạnh đó, ngày này cũng là dịp ngành giáo dục đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

Ngoài ra, 20/11 là dịp để người thân, bạn bè ở mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Theo V.K - Vietnamnet


ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20/11


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.