Băng nhóm học đường

Những khoảng trống, góc khuất, lớp học ở trên cao, cổng phụ, cửa sau nhà trường thường là nơi "hẹn hò”, "tập kết" của các băng nhóm học trò để giải quyết những xích mích, mâu thuẫn.

Những khoảng trống, góckhuất, lớp học ở trên cao, cổng phụ, cửa sau nhà trường thường là nơi "hẹnhò”, "tập kết" của các băng nhóm học trò để giải quyết những xích mích, mâuthuẫn.

Các bạn  có thể "choảng" nhau từnhững chuyện "nhảm": va quẹt, làm rớt sách vở, gọi nhầm tên, đến "chuyện lớn"như điểm số, hotboy, hotgirl (nam sinh, nữ sinh đẹp).

Khoảng tối sân trường

Buổi chiều, sắp đến giờ tan học,phụ huynh (PH) đứng đợi đón con em trước cổng trường tiểu học Trung Nhất (Q.PhúNhuận) thường thắc thỏm lo, bởi nơi đây là điểm hẹn của các "anh chị” TrườngTHCS Ngô Mây và Trường THPT Cầu Kiệu "tỷ thí”.

Ban đầu, chỉ vài nam nữ sinh cònmang phù hiệu tên trường lảng vảng, mấy phút sau đã thấy từng nhóm hàng chục HS,chớp nhoáng "xáp lá cà”. PH chỉ kịp "báo động": có đánh lộn là bảo vệ trườngTrung Nhất vội vã mở cổng lùa các cháu vào sân trường (bình thường PH không đượcvào sân giờ đón HS), đồng thời báo cho đồng nghiệp hai trường Ngô Mây và CầuKiệu đến giải quyết khi sự việc đã kết thúc. Các bé tiểu học mỗi buổi chiềuthường được ba mẹ tranh thủ cho ăn dặm trước khi về nhà, lúc đầu  còn ngơ ngácsợ hãi nhìn các anh chị lớn đánh nhau, nay như đã quen, tỉnh bơ vừa ăn vặt vừachạy khi có "động".

Băng nhóm học đường

Một video clip quay cảnh nữ sinh "xử" nhau theo kiểu xã hội đen

Tại trường THCS Ngô Tất Tố (Q.PhúNhuận), dãy nhà mới xây hướng ra đường Đặng Văn Ngữ có khoảng đất trống và lancan nên trở thành điểm nóng để HS "đấu võ” giao lưu. Tất cả các bên như đangchơi trò tập thể, "đấu" tay đôi với nhiều lớp khán giả vòng quanh. Chỉ cần mộttiếng hô "giám thị” đến, lập tức đám đông giải tán trong tích tắc.

Trường THPT Hùng Vương (Q.5) códãy nhà E mới xây, vắng người, cũng trở thành "bãi tập kết" của HS. Trước cổngtrường THPT Nguyễn Du (Q.10) là điểm hẹn của HS các trường lân cận, có sự "hỗtrợ" của HS trong khu dân cư quanh cư xá Bắc Hải. HS trường THPT Võ Thị Sáu thìchọn cổng lăng Ông - Bà Chiểu là điểm "luyện võ công".

Một sáng đầu tuần trời mưa,N.V.H., một nam sinh lớp 10C2 (Trường THPT Nguyễn Du, Q.10) đến lớp sớm, chưa cóai nên H. gục đầu lên bàn ngủ. Ba nam sinh lớp 10 C1 qua hỏi thăm làm quen mộtbạn gái trong lớp, lời qua tiếng lại vài câu là "bụp",  ba đánh một.  Giờ  học,hai bên lại xếp hàng kế nhau, nên lườm qua lườm lại, cuối cùng là hẹn ra sânbóng rổ chơi tay đôi. Nhóm nam sinh lớp 10C2 tính "dạy" cho cả lớp 10C1 bài họcnhớ đời, nhưng thấy hơi kỳ và sợ bị phát hiện nên đánh  từng nhóm. Cũng ở trườngnày, hai nữ sinh xích mích, kêu bạn trai đến giải quyết, một nữ sinh dùng daolam rạch tay bạn gái khiến nhiều HS hãi hùng.

Một HS khác, lớp 11A8 kể: "Mộtlần đá banh, thủ môn lớp 11A7 dở quá, nam sinh ngồi ngoài cười, hôm sau thủ mônnày qua kiếm kẻ đã cười mình, kéo theo 14-15 HS khác "xét xử". Nam sinh lớp11A8 kể: "Thấy đá dở thì cười, bạn ấy cũng nói nhẹ nhàng nhưng các bạn kiakhông chịu mà nổi khùng lên, lấy nguyên đĩa cơm đập vào đầu bạn H. Bạn H. lấytay đỡ rồi đấm một phát, thế là cả nhóm HS 11A7 nhào dzô... Nói chung là bàn ghếchai lọ trong quán ăn bay vèo vèo như phim hành động. Kết quả sáu - bảy HS bểđầu sứt trán".

Bạn H. - người bị đánh hội đồnghôm ấy bảo "sợ quá chơi liều" và H. bỗng dưng nổi tiếng ở trường từ trận đó,thường bị "mời" đi đánh tay đôi,  không nhận lời thì bị hăm he, hù dọa. H. tâmsự: "Trường nào cũng có một vài băng nhóm chuyên quậy phá đánh nhau, thíchxen vào chuyện xích mích của người này người kia, ra vẻ ta đây, muốn làm đạibàng trong trường. Thấy nhóm này mâu thuẫn với nhóm khác là nhào vô đòi bảo kê,bị từ chối là quay qua đòi xử. Thường chỉ vì ba cái vụ lảm nhảm mà sinh ra nhiềutrận hỗn chiến, đánh qua đánh lại hoài cũng không giải quyết được mâu thuẫn".

"Bảo kê" tuổi teen

Băng nhóm nam-nữ sinh tồn tại ởtrường học theo sở thích, hoàn cảnh và học lực, năm này tiếp nối năm sau. Mỗinăm lại xuất hiện nhân tố "dữ dằn" hơn, "lật đổ” các đàn anh, đàn chị bằng cáchtạo sự cố để giành quyền "cai trị” các nhóm nhỏ khác.

Như nhóm "Mắt nai" và "Mắt ngọc"khối 11 Trường THPT Hùng Vương, một lần đã hẹn nhau ở cổng sau chỉ vì xích míchtình cảm bởi một hotboy (nam sinh đẹp trai), hai nữ sinh "đại diện" mặc áo dàitrắng cột qua một bên để dễ bề "xáp lá cà”, móng tay được cắt, giũa hình vuôngđể cào và xé áo, guốc cao gót để đạp đối thủ. Cả hai phe đều thuộc hàng có "máumặt" trong khối, nhưng lần đầu giao chiến nên  đều tơi tả.

Trường hợp khác, nhóm nam sinhđược nữ sinh gọi tên là  "Gấu bông" và "Thỏ trắng" khối 12 của trường này thuộchai khối công lập và bán công thường hay "đấu võ, dằn mặt" chỉ vì nam sinh nhìnngó và bàn tán về vòng một của nữ sinh nên nữ sinh nhờ "đồng minh" đi nghinhchiến. Một vài lần bị tổng giám thị bắt được, nhẹ thì bị phạt đứng trước cờ, làmkiểm điểm, nặng thì bị đuổi học ba ngày. Đa số các "nam-nữ quái" trở thành "đầugấu" do xuất thân từ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, không được quan tâm chămsóc, giao du với đối tượng xấu bên ngoài trường.

Cá biệt, có vài nữ sinh thành"chị hai" do xinh đẹp! Như trường hợp của T.Q. (lớp 12 Trường THPT Võ Thị Sáu).Từ khi học cấp II, T.Q. đã nổi tiếng là hoa khôi, "tiếng tăm" lan truyền sangcác trường lân cận. Vào năm đầu trung học, T.Q. được "đàn chị” chăm sóc rất kỹ.Một lần "chạm mặt" ở căng-tin trường, một "chị hai" cùng khối đến giật dây cộttóc và hất hàm bảo: "Vầy mà gọi là hoa khôi hả? Sao đi ăn không mời ai hếtvậy cưng?". Vừa nói, "chị hai" vừa túm tóc kéo mạnh và ghé tai nói nhỏ: "Trưa mai tan học ra cổng sau". Giống như kiểu xã hội đen, "chị” vừa đi vừacười đắc thắng, kéo theo một đám tùy tùng cười hùa hô hố. T.Q. chỉ kịp "dạ” liêntục, không kịp phản ứng gì.

Do được cha mẹ cho học võ từ nhỏ,T.Q. khá bình tĩnh, đúng hẹn ôm cặp ra cổng sau, đã thấy một nhóm nữ sinh xắntay áo, cột tóc, cột đuôi áo dài chờ sẵn. Cuộc thư hùng tay đôi diễn ra vàiphút, kết quả là "chị hai" bị bầm một con mắt, gãy một răng và trật tay trái.T.Q. nổi danh và nghiễm nhiên trở thành "nữ hoàng" của trường suốt ba năm học.

T.Q. ngậm ngùi nhớ lại: "Từngày được "lên ngôi", em bắt đầu chuỗi ngày trượt dốc, học hành sa sút, để móngtay dài và tập tành ăn chơi. Sau giờ học là những toan tính, thanh toán ai, dằnmặt con nhỏ nào, đi xử lý "ngoại giao", dàn xếp "nội bộ". Vì được tôn làm "chịhai" nên em phải có nghĩa vụ "bảo vệ" các bạn, bảo kê giải quyết mâu thuẫn,không chỉ nổi tiếng trong trường mà còn lấn sang các trường lân cận". Đôikhi T.Q. còn kéo băng đến tận một trường ở Q.Thủ Đức để "phô trương thanh thế".Gương mặt xinh đẹp trong sáng ngày nào trở nên già dặn, dữ tợn.

Mới đây, khi nói về tình trạngBLHĐ, ông Trần Đình Châu, Vụ trưởng, Giám đốc dự án THCS, thường trực Ban chỉđạo phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện - HS tích cực cho rằng đóchỉ là cá biệt. Nhưng nhìn vào thực trạng băng nhóm học đường, không ai đủ bìnhtĩnh để lạc quan nếu không có những biện pháp ngăn chặn tích cực.

Theo Nguyễn Bay
Băng nhóm học đường



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.