Nguy cơ quên... tiếng Việt

Theo cô Dương Thu Trang, trong bài thi, học sinh sử dụng rất nhiều ký tự, ký hiệu của ngôn ngữ chat, như “quá” thì viết thành “wá”, nguyên âm u, ô các em chuyển thành u (“muốn” thành “mún”, “buồn” thành “bùn”...). Giáo viên chỉ biết quy vào lỗi sai chính tả, trừ điểm; còn để “cấm” các em dùng ngôn ngữ @ trong bài thi thì rất khó vì nó đã trở thành thói quen trong diễn đạt của học sinh.

Nếu không chấnchỉnh ngôn ngữ @ sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến giao tiếp và tư duy của giớitrẻ, phần nào tác động xấu đến tiếng Việt.

“Nhiều học sinh dùng ngôn ngữ @ như thóiquen. Trong bài thi của học sinh có rất nhiều lỗi  thểhiện sự thiếu ý thức trong sử dụng ngôn ngữ”. Cô Dương Thu Trang, giáoviên môn văn Trường THPT Mạc Đĩnh Chi - TPHCM, cho biết.

 

>>

Đã thành thói xấu

Theo cô Dương Thu Trang,trong bài thi, học sinh sử dụng rất nhiều ký tự, ký hiệu của ngôn ngữchat, như “quá” thì viết thành “wá”, nguyên âm u, ô các em chuyển thànhu (“muốn” thành “mún”, “buồn” thành “bùn”...). Giáo viên chỉ biết quyvào lỗi sai chính tả, trừ điểm; còn để “cấm” các em dùng ngôn ngữ @trong bài thi thì rất khó vì nó đã trở thành thói quen trong diễn đạtcủa học sinh.

Nguy cơ quên... tiếng Việt

Theo cô Phùng Thị NguyệtThu, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, ngay cả trong môn tiếngAnh, học sinh cũng dùng ngôn ngữ chat trong bài thi. Ví dụ, phổ biến như“hello”  thì viết thành “2”, “you” thì viết “U”, “I”thì điền biểu tượng đôi mắt..., giáo viên phải rất “đau đầu” trong việcxác định ngôn ngữ của học sinh, thậm chí phải tập huấn về ngôn ngữ tinhọc để có thể “giải mã”!

Cô Hoàng Thị Thu Hiền,giáo viên văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, cũng cho rằng nhiều họcsinh ngày nay dùng ngôn ngữ vô thưởng vô phạt, thiếu ý thức. Những emhọc lực không giỏi thường sử dụng thứ ngôn ngữ này. Ngoài ra, tiếng Anhcũng đã xâm nhập sâu vào thói quen sử dụng từ ngữ của học sinh. Ví dụ,trong khi thuyết trình về văn học dân gian, đến cuối bài, các em viết“thank you” (cảm ơn), hay thậm chí quen miệng nói “ok” với cả giáoviên...

“Thầy đi đâu màđầu lâu thế...!”

Từng dành nhiều thời giannghiên cứu về ngôn ngữ @ và các vấn đề trong giao tiếp của giới trẻ họcđường, thạc sĩ Hoàng Trung Sơn, giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm NamĐịnh, cho rằng ngôn ngữ @ được học sinh sử dụng theo 3 dạng. Dạng thứnhất là ngôn ngữ @ thuần Việt - là cách sử dụng các từ tiếng Việt viếttắt hay sửa đổi theo một hệ thống ký tự nào đó.

Ví dụ: “Anh daz nói rùimừ, seo lại thía? E zận a seo?” (Anh đã nói rồi mà, sao lại thế? Em giậnanh sao?). Dạng thứ hai là ngôn ngữ @ không thuần Việt. Đây là cách kếthợp theo kiểu 3T (Tây - Tàu - Ta). Ví dụ: “I nho roai, thanks U, G9”(Mình nhớ rồi, cảm ơn cậu, chúc ngủ ngon). Dạng thứ ba là ngôn ngữ viếttheo kiểu tự do - rất phổ biến trên chat, điện thoại di động mà khôngtheo quy luật nào. Ví dụ: “Ai mừ bít dc, roai sẽ wa mè” (Ai mà biếtđược, rồi sẽ qua mà)...

Theo thạc sĩ Hoàng TrungSơn, ngôn ngữ @  được sử dụng tràn lan, không đúnglúc, đúng nơi đã tạo ra những thói quen xấu trong giới trẻ học đường.Những câu nói như “Thầy đi đâu mà đầu lâu thế không biết”, “Lớp mình ơi,cứ thoải con gà mái đê”, hay “Lớp trưởng lớp mình xinh như con tinh tinhấy nhỉ” và còn nhiều câu nói khác mà khi nghe thấy nhiều người khôngkhỏi giật mình, vẫn được các em thường xuyên sử dụng.

Quên mặt chữ

Thạc sĩ Hoàng Trung Sơncũng cho rằng sử dụng ngôn ngữ @, giới trẻ coi như là “phát minh” mà chỉhọ mới có. Khi họ sử dụng trong giao tiếp là lúc họ thể hiện kiểu cáchvà “đẳng cấp” của mình. Bên cạnh đó, việc sử dụng ngôn ngữ này cũng gópphần tiết kiệm thời gian do rút ngắn bớt các từ khi nhắn tin qua điệnthoại di động hay internet.

Tuy nhiên, mặt trái củaviệc sử dụng ngôn ngữ này đã được nhiều giảng viên phân tích, mổ xẻ. CôDương Thu Trang cho rằng hậu quả của việc sử dụng ngôn ngữ ký tự, kýhiệu nhiều lần và lâu dài rất nguy hiểm vì sẽ khiến cho học sinh quênluôn cả mặt chữ tiếng Việt. Ngoài ra, quen dần, giới trẻ sẽ sử dụng thứngôn ngữ này một cách vô thức, ảnh hưởng đến tính cách như cẩu thả, vôlối... Bên cạnh đó,  ngôn ngữ @ sẽ khiến nhiều ngườikhông hiểu, bị trở ngại trong giao tiếp.

Thạc sĩ Hoàng Trung Sơnnhận định: Bản thân tiếng Việt rất giàu đẹp, phong phú nên việc sử dụngngôn ngữ @ sẽ gây khó chịu cho người khác, điều này phần nào ảnh hưởngđến sự trong sáng của tiếng Việt, đặc biệt khi viết các văn bản chínhthống.

Khơi gợi niềm tự hào về tiếng mẹ đẻ

Cũng có ý kiến cho rằng việc giới trẻ tiếp thu và sáng tạo “ngôn ngữ” mới là điều tất yếu. “Hiện nay, nếu cứ bắt học sinh phải theo nếp nghĩ cổ truyền của người lớn thì rất khó. Phải chấp nhận những biến đổi của các em. Vấn đề cần thiết là phải giáo dục cho các em nên và không nên sử dụng ngôn ngữ @ trong hoàn cảnh nào” - cô Phùng Thị Nguyệt Thu nói.
 
Theo cô Hoàng Thị Thu Hiền, bản thân tiếng Việt có sức sống nội tại rất lớn và mãnh liệt, qua thời gian, tự nó đã biết chắt lọc những tinh hoa của các ngôn ngữ khác.
 
Do vậy, không nên quá lo lắng trước hiện tượng này. Giáo viên cần tinh tế khơi gợi cho học sinh niềm tự hào tiếng Việt, giúp các em có ý thức bảo vệ ngôn ngữ của dân tộc.
 
PGS-TS Đặng Ngọc Lệ, Phó Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học VN, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học TPHCM, cũng cho rằng việc giới trẻ sử dụng ngôn ngữ @ không ảnh hưởng nhiều đến ngôn ngữ tiếng Việt nhưng có thể ảnh hưởng đến lối sống của lớp trẻ.
 
Do vậy, nhà trường cùng với gia đình cần có sự giáo dục, nhắc nhở đối với giới trẻ khi chúng sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực không đúng nơi, đúng lúc.

Theo Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.