Năm 2010: Chống lạm phát là khó nhất

Tại buổi công bố “Báo cáo Viễncảnh kinh tế thế giới 2010” ngày 271, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinhtế Việt Nam cho rằng Việt Nam cần rất thận trọng với nguy cơ lạm phát trong năm2010. Chống lạm phát sẽ là nhiệm vụ khó khăn nhất của năm 2010.

Tại buổi công bố “Báo cáo Viễncảnh kinh tế thế giới 2010” ngày 27-1, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinhtế Việt Nam cho rằng Việt Nam cần rất thận trọng với nguy cơ lạm phát trong năm2010. Chống lạm phát sẽ là nhiệm vụ khó khăn nhất của năm 2010.

Nguy cơ lạm phát trở lại

Đánh giá về những thách thứctrong năm 2010, TS Trần Đình Thiên cho rằng, Việt Nam là một trong số rất ítnước đi qua suy thoái kinh tế sớm hơn so với các nước khác.

Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tếthế giới đã qua đi nhưng những điểm yếu bên trong của nền kinh tế vẫn còn tồntại và có thể sẽ trầm trọng hơn nếu không được tập trung giải quyết trong thờigian tới.

Một trong những điểm yếu cần lưuý đó là thị trường Việt Nam phát triển không đồng bộ, nguồn nhân lực cho doanhnghiệp dù linh hoạt nhưng vẫn yếu và sự liên kết giữa các doanh nghiệp còn thấp.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàncầu cho thấy, năng lực quản trị doanh nghiệp ở tầm vĩ mô còn thấp xa so với yêucầu. Cũng theo ông Thiên, dù năm 2009, Việt Nam đã phục hồi rất tốt nhưng câuhỏi đặt ra là chi phí cho phục hồi của Việt Nam như thế nào.

Năm 2010: Chống lạm phát là khó nhất

Dù Việt Nam vượt qua suy thoái kinh tế sớm nhưng nguy cơ lạm phát khá cao - (Ảnh: Hồng Vĩnh)

Theo đại diện Viện Kinh tếViệt Nam, Việt Nam cần thận trọng với nguy cơ lạm phát trong năm 2010. Chốnglạm phát sẽ là nhiệm vụ khó khăn nhất của năm 2010.

Những yếu tố làm gia tăng lạmphát đã xuất hiện tương đối rõ và thể hiện qua việc tăng trưởng tín dụng trongnăm ngoái đã vượt quá mức khống chế của Chính phủ khi đạt tới 39%.

Cùng với đó, chi tiêu cho đầu tưcũng tăng rất mạnh, kéo theo thâm hụt ngân sách lên tới 6,9%, ở mức cao nhấttrong các năm từ trước đến nay.

“Việc tập trung ổn định kinh tếvĩ mô của Chính phủ là lựa chọn chính xác. Trong thời gian tới cần tập trung cácvấn đề tái cấu trúc nền kinh tế và tiến hành cải cách mạnh hơn nữa khu vực doanhnghiệp nhà nước cũng như các tập đoàn kinh tế, không để khu vực này trở thànhnơi hút tiền quá lớn”- Ông Thiên đánh giá.

Cũng theo ông Thiên, quyết địnhtăng lương của Chính phủ trong năm nay là rất đúng đắn do Việt Nam đã trải quamột thời gian quá dài tăng trưởng nóng, lạm phát cao.

Cần chuyển hướng xuất khẩu

Đánh giá về những thách thức vớiViệt Nam trong năm 2010, ông Matthias Duhn, Giám đốc Phòng Thương mại châu Âutại Hà Nội (Eurocham) cho rằng thách thức lớn nhất cho Việt Nam trong năm 2010là cân bằng tăng trưởng một cách cẩn trọng mà không thúc đẩy lạm phát đồng thờiđưa ra những giải pháp phát triển bền vững dài hạn cho đất nước.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang ởgiai đoạn bắt đầu và chủ yếu dựa vào xuất khẩu nguyên liệu thô như dầu, da thuộc,may mặc, gạo và cà phê. 

“Một trong những vấn đề chủ chốtcủa phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam là dịch chuyển từ xuất khẩu các mặthàng cơ bản sang xuất khẩu các mặt hàng cao cấp hơn, có giá trị gia tăng về mặtlâu dài, đặc biệt trong ngành công nghệ cao.Ngay như chuyện một cái áo xuất khẩuthì các thành phần chủ yếu đều là nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam chỉ đóng gópbằng việc gia công mà thôi ”- Ông Matthias nói.

Theo đại diện Eurocham, để thựchiện việc chuyển dịch tới ngành sản xuất công nghệ cao, thu hút đầu tư từ châuÂu và quốc tế thì Việt Nam cần giải quyết 3 vấn đề: Cơ sở hạ tầng; giáo dục vàcác chính sách tạo điều kiện thuận lợi của Chính phủ.

Riêng về cơ sở hạ tầng không chỉgiới hạn ở cầu đường, sân bay mà còn bao gồm cung cấp năng lượng.

Năm 2009 có những chậm trễ đánglo ngại trong nhiều dự án cơ sở hạ tầng quan trọng. Sự gia tăng nhu cầu vậnchuyển container đã và đang thách thức năng suất cảng cửa khẩu và sẽ trở thànhmột trong những rủi ro hạn chế hiệu quả đầu tư trong tương lai nếu không đượccoi là vấn đề cấp thiết.  

 Theo Phạm Tuyên
Năm 2010: Chống lạm phát là khó nhất



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.