Nhiều mặt hàng có xu hướng tăng giá

Những mặt hàng có khả năng tăng giá từ nay đến cuối năm theo các cơ quan phân tích thị trường của bộ Công thương, bộ Tài chính là: sữa, xăng dầu, gạo, thức ăn chăn nuôi… nhưng mức tăng giá sẽ không cao và trong tầm kiểm soát.

Một chuyên gia của cục Quản lý, bộ Tài chính cho biết, cục này dự báo giá sữa có thể tăng thêm 6 – 8% vào cuối quý 3 đầu quý 4 năm nay so với quý 1, riêng giá sữa tươi nguyên liệu có thể sẽ tăng khoảng 3 – 4%.

Ngoài ảnh hưởng của giá thức ăn chăn nuôi tăng, còn có khả năng đồng USD tiếp tục tăng giá, cùng với tác động của việc nới lỏng biên độ, tỷ giá có khả năng đẩy chi phí nhập khẩu sữa tăng cao và kéo theo giá sữa trên thị trường tăng theo. Do đó, bộ Tài chính đang đề nghị đưa mặt hàng sữa vào nhóm mặt hàng thiết yếu cần bình ổn giá.

Gạo, theo bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, bộ Tài chính cho rằng sẽ tăng giá. Khả năng giá gạo tăng không chỉ do chính sách triển khai mua gạo tạm trữ sớm hơn của vụ hè thu mà còn do nhu cầu của các nước nhập khẩu gạo từ Việt Nam đang tăng trở lại.

Nhiều tổ chức kinh tế, tài chính thế giới đều nâng mức dự báo giá dầu thô trên thế giới có khả năng tăng tới 85 USD/thùng vào cuối năm nay. Nếu giá dầu thế giới tăng, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng rất nhanh và mạnh đến giá cả nhiều mặt hàng của Việt Nam như phôi thép, một số nguyên phụ liệu cho sản xuất công nghiệp: hạt nhựa, sơ sợi tổng hợp, phân bón, thức ăn gia súc...

Giá xăng dầu tăng sẽ kéo theo mức tăng giá của nhiều dịch vụ về vận tải, phương tiện đi lại. Theo cục Quản lý giá, bộ Tài chính, giá LPG thế giới tháng 7 có thể tiếp tục tăng 20 – 30 USD/tấn. Giá bán lẻ LPG trong nước cũng biến động tương ứng (tăng từ 5.000 – 7.500đ/bình 12kg).

Cho dù như vậy, các cơ quan phân tích, nghiên cứu thị trường của các bộ, ngành lớn đều khá thận trọng khi đánh giá về chiều hướng giá cả của nhiều sản phẩm, dịch vụ khác như ximăng, sắt thép, phân bón, đường ăn...

Theo nhận định chung của các cơ quan như viện Nghiên cứu thị trường giá cả, trung tâm Thông tin thương mại và công nghiệp của bộ Công thương, cục Quản lý giá của bộ Tài chính, dù nhu cầu tiêu thụ ximăng, thép và các vật liệu xây dựng đang tăng nhanh nhưng do nguồn cung còn tương đối dồi dào, một số nhà máy sản xuất lớn chuẩn bị hoạt động nên khả năng giá cả các mặt hàng này vẫn ổn định như hiện nay.

Trong các tháng tới, mưa bão cũng là một yếu tố làm giảm cầu các sản phẩm này. Giá thực phẩm cũng được dự báo không có đột biến tăng giá mạnh. Về thị trường dược phẩm, các cơ quan nhà nước dự báo giá một số thuốc có sự điều chỉnh theo xu hướng tăng song không có sự tăng giá đột biến.

Theo Mạnh Quân



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.