Rút tiền ngân hàng không kiểm lại: mất tiền còn thêm bực

Cuối năm, nhu cầu rút tiền mặttăng mạnh, vì thế nhiều người không còn đủ thời gian để kiểm đếm lại dẫn đến bịnhận tiền giả, tiền rách, thậm chí thiếu.

Cuối năm, nhu cầu rút tiền mặttăng mạnh, vì thế nhiều người không còn đủ thời gian để kiểm đếm lại dẫn đến bịnhận tiền giả, tiền rách, thậm chí thiếu. Không kiểm đếm ngay quầy, phần thiệtthuộc về người rút tiền.

Các ngân hàng (NH) cho biết khinhận tiền phải kiểm đếm ngay tại quầy, nếu phát hiện sai sót hoặc tiền không đủtiêu chuẩn lưu thông sẽ được NH giải quyết ngay.

Khó khiếu nại ngân hàng

Chị H. rút 200 triệu đồng tại mộtNH cổ phần có trụ sở ở phía Bắc cho biết gồm 15 xấp mệnh giá 100.000 đồng và mộtxấp mệnh giá 500.000 đồng. Các bó tiền này được cột chặt và có giấy niêm phongcủa NH, vì thế chị không kiểm lại. Khi đem tiền còn nguyên niêm phong đến nộptại một NH cổ phần khác thì bị thiếu hai tờ 100.000 đồng.

Một trường hợp khác rút tiền bằngséc, trên séc ghi rõ 99 triệu đồng. Đến chiều cùng ngày đem ra đếm lại thì pháthiện thiếu hai tờ 500.000 đồng. Khiếu nại thì NH nói đã chi đủ, số tiền trênbảng kê thể hiện đã chi cho chị 99 triệu đồng.

Đầu tháng 1-2010, một khách hàngrút 500 triệu đồng tại một NH quốc doanh và đến nộp tiền tại một chi nhánh NH Kỹthương (tại Q.3, TP.HCM), khi nộp vào một chi nhánh NH cổ phần, dù tiền cònnguyên niêm nhưng khi kiểm đếm vẫn lẫn trong đó tờ tiền giả mệnh giá 500.000đồng.

Rút tiền ngân hàng không kiểm lại: mất tiền còn thêm bực
Ngân hàng khuyến cáo khách hàng phải kiểm tiền trước khi rời quầy- (Ảnh: T.T.D)

Các trường hợp trên không phải làcá biệt và hầu hết khi khiếu nại đều không được giải quyết. Càng gần thời điểmcuối năm phản ảnh của người rút tiền cho rằng bị chi thiếu hoặc có lẫn tiềnrách, tiền giả càng phổ biến.

Niêm phong chỉ có giá trị nộibộ

Khá nhiều người rút tiền bức xúcvì sao tiền còn nguyên niêm nhưng có lẫn tiền giả, tiền rách, thậm chí thiếu,khi trở lại khiếu nại tại NH chi tiền thì nơi này lại từ chối trách nhiệm.

Ông Phạm Văn Hai, phó giám đốcVietcombank TP.HCM, giải thích: nguyên tắc trong giao dịch NH là “kiểm đếm trướckhi rời quầy” để nếu có tiền giả, rách hoặc chi thiếu thì khiếu nại ngay. Cũngtheo ông Hai, trên thực tế có nhiều trường hợp không đếm, khi cần dùng mới pháthiện, khiếu nại, nhưng NH không có cơ sở giải quyết vì tiền đã ra khỏi NH.

Còn theo ông Nguyễn Văn Sẽ - giámđốc Sở giao dịch II Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank), về nguyên tắcniêm phong bó tiền chỉ có giá trị trong nội bộ NH. Người đứng tên trên niêmphong sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác của số tiền do họ kiểm đếm. Khi giaotiền cho khách, NH sẽ xé niêm phong đồng thời yêu cầu khách hàng kiểm tra lạitiền trước khi rời khỏi NH.

Ông Hai giải thích thêm khi chitiền cho khách hàng, NH không chi theo cọc mà chi theo tờ, đồng thời có lập bảngkê chi tiết từng loại tiền, số lượng bao nhiêu và yêu cầu người nhận kiểm tra sốtiền đã nhận trước khi ký vào giấy nhận tiền.

Như vậy về lý, khách hàng phảikiểm tra kỹ trước khi đồng ý ký nhận. Các NH đều tuân theo các nguyên tắc khikiểm đếm nhưng cũng khó tránh khỏi sai sót. Vì vậy, tốt nhất người nhận nên kiểmlại tiền khớp với những gì mình đã ký nhận. Trong trường hợp nhận nhiều hoặckhông biết sử dụng máy đếm tiền thì có thể yêu cầu nhân viên hỗ trợ đếm và kháchhàng đứng chứng kiến.

Rút tiền ngân hàng không kiểm lại: mất tiền còn thêm bực
Không kiểm đếm ngay quầy, phần thiệt thuộc về người rút tiền - (Ảnh: Thanh Đạm)

Vì sao không được đổi lại tiềngiả?

Nên giao dịch chuyển khoản

* Để tránh rủi ro và không mất thời gian, ông Hồ Hữu Hạnh - giám đốc NH Nhà nước TP.HCM - cho rằng người dân nên tận dụng các giao dịch chuyển khoản. Việc chuyển tiền rất thuận lợi, thủ tục đơn giản và đã được đại đa số người dân, doanh nghiệp sử dụng. Trường hợp bất khả kháng, nếu phải rút tiền với số lượng lớn thì nên bố trí nhiều người để kiểm đếm tại chỗ.

* Trong khi đó, để tránh rắc rối với khách hàng, nhiều nhân viên kho quỹ của NH đã thực hiện thao tác cắt dây bó tiền trước khi giao cho người nhận. Toàn bộ hoạt động của bộ phận quỹ tại NH đều được ghi hình, vì thế khi đã cắt dây niêm phong, khách hàng khó có thể khiếu nại NH.

Tuy nhiên, một số người rút tiền lại hiểu nhầm vẫn còn nguyên giấy niêm phong nên không kiểm đếm, do đó bị thiệt.

Giám đốc kho quỹ một NH ở TP.HCM cho biết theoquy trình thu tiền mặt của NH, đối với tiền mệnhgiá lớn, giao dịch viên phải kiểm lại bằng taysau khi đã kiểm để loại tiền giả qua máy đếmtiền. Do vậy giao dịch viên không cần phải kiểmlại bó tiền khi chi cho khách. Việc này kháchhàng phải tự kiểm tra.

Về xác suất kiểm tiền thật giả,do tiền giả ngày càng tinh vi, NH không loại trừ khả năng tiền giả còn sót lạitrong tiền do NH chi ra, nhưng tỉ lệ rất thấp. Tuy nhiên, trước phản ảnh củakhách hàng, NH cũng thường xuyên đánh giá lại chất lượng cán bộ kiểm ngân để bảođảm quyền lợi cho người gửi tiền.

Xung quanh vấn đề xử lý khi pháthiện tiền giả, các NH cho biết khi khách hàng nộp tiền mà NH phát hiện có tiềngiả thì sẽ lập biên bản thu hồi. Cuối tháng NH thương mại sẽ tổng hợp số tiền vàbiên bản để báo cáo NH Nhà nước và cơ quan công an.

Ông Nguyễn Ngọc Thắng, phó giámđốc NH Nhà nước TP.HCM, cho biết thêm theo quy định, khi phát hiện tiền kháchhàng nộp vào NH có lẫn tiền giả thì NH phải lập biên bản thu hồi ngay. Biên bảngồm hai bản, một do khách hàng giữ và bản kia do NH giữ. NH phải lập biên bản làđể xác định số tiền tịch thu là tiền giả, trên biên bản có mô tả đặc điểm tờtiền, số xêri... để báo cáo NH Nhà nước và cơ quan công an.

Đồng thời NH sẽ đóng dấu hoặc bấmlỗ lên tờ tiền giả để phân biệt, tránh tờ tiền này lại đưa vào lưu thông. Dựatrên biên bản và chứng cứ được gửi về NH Nhà nước và cơ quan công an để nơi nàyphân tích nhằm đấu tranh với nạn tiền giả. Việc lập biên bản cũng là để ghinhận, theo dõi nhằm phát hiện các trường hợp liên tục nộp tiền có lẫn tiền giảvào NH, hoặc nộp số tiền giả lớn. Với trường hợp liên tục nộp tiền giả thì phảikhai nguồn gốc của số tiền giả trên.

Theo A.Hồng - T.Sơn
Rút tiền ngân hàng không kiểm lại: mất tiền còn thêm bực



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.