Hỏi đáp về phẫu thuật nâng ngực

Bạn đang băn khoăn về những tai biến có thể gặp sau nâng ngực? Phẫu thuật có kéo dài không? Vị trí nào tối ưu?...

1. Chất liệu nâng ngực hiện nay liệu có gây ra ung thư không?

“Nâng ngực, làm to ngực có thể gây ra ung thư tuyến sữa”, đây là nỗi lo lắng của rất nhiều người. Thực ra, hiện chưa có chứng cứ khoa học chính xác chứng minh chất silicon có thể gây ra ung thư tuyến sữa.

Tuy nhiên, chất silicon tồn tại trong cơ thể 10-12 năm sau lấy ra hoặc thay đổi cái khác thì sẽ an toàn hơn.

2. Sau khi nâng ngực, nếu ngực trở nên bé và cứng thì nên làm thế nào?

Biến chứng thường gặp nhất của nâng ngực là ngực trở nên cứng. Trên thực tế, chất giả thể ở ngực không thể trở nên cứng mà là do cơ thể sản sinh ra chức năng phòng vệ tự nhiên đối với ngực tạo nên túi sợi bao bọc, vì thế nếu không thể thường xuyên mát xa ngực thì sẽ làm cho không gian hoạt động của chất giả thể ngực bị ngăn chặn, túi sợi bao bọc sinh ra thu co. Cách duy nhất là phẫu thuật lấy túi sợi bao quanh túi silicon ra.

3. Phẫu thuật nâng ngực cần bao nhiêu thời gian? Có mất máu nhiều không? Có đau không?

Những người bác sỹ dày dạn kinh nghiệm làm phẫu thuật kiểu này chỉ cần khoảng 1 tiếng, mất khoảng 20-50ml máu.

Chỉ cần gây tê, không cần gây mê nên không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, không đau khi thực hiện phẫu thuật.

4. Phẫu thuật nâng ngực thực hiện mở ở nách, dưới quầng vú áo ngực, chỗ nào tốt hơn?

Trước đây rất nhiều người chọn dưới nách, như thế vết mổ khi lành sẽ rất giống với nếp nhăn tự nhiên nhưng bây giờ có rất nhiều người thích mặc áo hở nách và hay đi bơi vì thế xu hướng là chọn vết mổ dưới quầng vú. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là có thể gây mất cảm giác.

5. Sau khi nâng ngực có cần mặc áo ngực không?

Sau khi phẫu thuật trong một thời gian ngắn, thường là trong vòng nửa năm thì không nên mặc áo ngực hoặc ít nhất không mặc áo ngực có dây. Bởi vừa mới phẫu thuật nâng ngực xong thì da rất căng, đỡ ngực rất tốt. Thứ hai là vì cơ cấu tế bào dưới cơ ngực khá lỏng lẽo, chất giả thể sẽ dễ bị dịch chuyển khi chịu ngoại lực quá mạnh ở bên ngoài, đặc biệt là dễ bị đẩy lên trên.

Theo Dương Hằng



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.