Mặt trái của thuốc giảm cân

Bên cạnh công dụng chính, một số thuốc giảm cân còn có những tác dụng phụ khó lường.

>> Giảm cân: Vừa khổ, vừa khó lại vừa khốn!

>> Giảm cân an toàn

Kết quả sơ bộ cuộc điều tra về tình hình béo phì ở nước ta cho thấy, 16,8% người trong độ tuổi 25-64 đang thừa cân, béo phì.

Ngoại hình nặng nề, di chuyển khó nhọc khiến nhiều khổ chủ tự ti về dáng vẻ bên ngoài của mình. Để cải thiện, nhiều người gửi gắm hy vọng vào những phương thuốc giảm cân.

Tuy nhiên, việc dùng các loại thuốc này không phải lúc nào cũng mang lại kết quả như ý. Ngoài tác dụng phụ, thuốc giảm cân còn có thể gây ra nhiều biến chứng cho người sử dụng.

Gây biếng ăn và ngăn cản sự hấp thụ

Hầu hết các loại thuốc giảm cân đều chứa ít nhiều năng lượng ảo. Loại năng lượng này lúc nào cũng gây cho bệnh nhân cảm giác no, đầy bụng.

Đồng thời, một số thuốc khi hấp thụ vào cơ thể sẽ gây ức chế sự tái hấp thụ Serotonin và Noradrenaline ở các đầu dây thần kinh khiến người sử dụng mất cảm giác thèm ăn. Sau một thời gian, từ cảm giác không thèm ăn, bạn sẽ trở nên biếng ăn và thờ ơ với các loại thực phẩm. Điều này rất nguy hiểm bởi vì khi bạn cải thiện được trọng lượng, đồng nghĩa với việc bạn đã và đang không nạp đủ năng lượng. Hậu quả: Cơ thể bạn suy kiệt, mất sức đề kháng.

Bên cạnh đó, một số thuốc như Xenical còn có tác dụng ngăn cản sự hấp thụ lượng chất béo vào cơ thể. Phần chất béo dư thừa sẽ bị tống ra ngoài theo đường bài tiết. Đó chính là nguyên nhân gây nên triệu chứng đi tiêu ra phân mỡ. Hơn nữa, người bệnh còn đầy hơi và phải liên tục vào ra nhà vệ sinh.

Ngoài ra, một số loại thuốc tể dạng viên có thể gây nên hiện tượng trữ nước trên da gây rạn da, chướng bụng.

Gây nghiện

Nhiều người biết đến tác dụng phụ này của thuốc giảm cân, nhưng vẫn cứ dùng vì nghĩ mình chỉ sử dụng vài lần. Thế nhưng, sự việc không đơn giản như vậy.

Thông thường, các loại thuốc giảm cân chỉ có tác dụng trong quá trình sử dụng. Nếu ngưng thuốc, cơ thể bạn lại "phát tướng" hơn trước.

Nhiều người đối phó với sự phụ thuộc này bằng cách thường xuyên thay đổi loại thuốc. Tuy nhiên, việc đó không giải quyết được vấn đề, bởi vì dù không nghiện một loại thuốc riêng biệt nào đó, bạn vẫn đang phụ thuộc vào thuốc giảm cân để cải thiện trọng lượng.

Nếu không kịp thời điều chỉnh, lâu dần, người bệnh sẽ bị thêm các phản ứng phụ như khô miệng, táo bón, mất ngủ, thậm chí căng thẳng thần kinh.

Tăng nguy cơ suy tim, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe

Trong một số thuốc giảm cân có chứa chất Ephedrine. Loại chất này tác động đến nhịp tim, gây ra sự thất thường của huyết áp. Vì thế những bệnh nhân có huyết áp không ổn định, phụ nữ mang thai, người đang sử dụng thuốc chống trầm cảm không được tự ý dùng thuốc giảm cân.

Ngoài ra, các loại thuốc chứa chất Phenylpropanolamine lại có nguy cơ gây đột quỵ, xuất huyết ở phụ nữ trẻ tuổi. Những người có thói quen hút thuốc lá hoặc đang uống thuốc làm loãng máu nên tránh xa loại thuốc giảm cân này.

Gây suy nhược cơ thể

Khi vào cơ thể, thuốc giảm cân có khả năng làm rối loạn quá trình hấp thụ các vitamin, chất khoáng. Thậm chí, một số loại thuốc còn chuyển hóa các chất tốt thành chất có hại cho cơ thể.

Vì vậy, nếu quyết định dùng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Họ sẽ tư vấn cho bạn loại thuốc phù hợp nhất cũng như hướng dẫn các phương pháp bổ sung lượng vi chất cần thiết cho cơ thể.

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.