Bà bầu thức khuya khiến thai nhi không ngủ? Nghe câu trả lời chắc rằng các mẹ bầu sẽ không dám thức khuya

“Em thường xuyên thức khuya trong suốt hơn 5 tháng mang thai, và gần đây tầm 1h sáng mà thai cử động liên tục 2 tiếng làm em rất lo lắng, em phải làm sao?”.

Đây là một trong số nhưng câu hỏi liên quan về vấn đề thức khuya khi mang thai đang được khá nhiều mẹ bầu quan tâm. Do ảnh hưởng của progesterone nội sinh và đồng hồ sinh học, nhiều phụ nữ bị mất ngủ khi mang thai hoặc thức khuya vì lý do nào đó, điều này không chỉ tác động xấu đến việc nghỉ ngơi của bản thân họ mà nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu thức khuya khiến thai nhi không ngủ? Nghe câu trả lời chắc rằng các mẹ bầu sẽ không dám thức khuya-1

Trong hai tháng đầu mới sinh, trẻ sơ sinh ngủ gần 24 giờ trừ bú, khi lớn lên, chúng sẽ từ từ đồng bộ với bố mẹ. Sở dĩ bé ngủ lâu là do một mặt để phát triển thể chất, mặt khác bé đã quen với trạng thái ngủ. Thông thường từ tuần thứ 32 của thai kỳ, thai nhi ngủ 90% trong ngày và gần 85% khi gần sinh. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu thường xuyên thức khuya nghịch điện thoại, thai nhi cũng sẽ cảm nhận được ánh sáng, âm thanh, rung lắc,… và thức khuya theo mẹ, mà thức thì bé sẽ di chuyển.

Bà bầu thức khuya nhiều có hại cho thai nhi không? 

Câu trả lời tất nhiên là có, hơn nữa khi thai nhi thức khuya còn đi kèm với những tác hại, nguy cơ điển hình như sau:

① Dây rốn quấn cổ

Mẹ bầu thức khuya có thể chơi điện thoại, xem tivi, ăn uống nhưng thai nhi không có gì trong bụng, thậm chí không thể khóc để thể hiện sự không hài lòng. Chính vì vậy, em bé chỉ có thể di chuyển, nghịch ngợm tay chân, tư thế nằm dẫn đến nguy cơ bị dây rốn quấn cổ.

② Khả năng miễn dịch thấp

Người bình thường sẽ bị rụng tóc, lão hóa, giảm thị lực,… nếu thức khuya thì tác hại của việc thức khuya của phụ nữ mang thai còn lớn hơn, ngoài việc ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của bản thân, nó còn làm chậm sự phát triển bình thường của các thai nhi trong bụng mẹ.

③ Em bé sau sinh thức đêm

Thai nhi cũng có đồng hồ sinh học, nếu mẹ thường xuyên thức giấc giữa đêm khi mang thai thì bé sẽ dễ có thói quen “vui đêm” sau khi sinh, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của gia đình và làm chậm sự phát triển thể chất của bé.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu thống kê và thấy rằng sau khi mang thai mất ngủ là chuyện bình thường và hầu hết là do hai nguyên nhân chính: một là buồn chán khi mang thai và ngủ quá lâu trong ngày; hai là kích thích progesterone, buồn tiểu trong khi mang thai, dẫn đến mẹ bầu hay đi tiểu đêm, thức giấc vào ban đêm. Do đó, vì lợi ích của thai nhi và sức khỏe của bé, mẹ bầu phải học cách điều chỉnh vấn đề này.

Bà bầu thức khuya khiến thai nhi không ngủ? Nghe câu trả lời chắc rằng các mẹ bầu sẽ không dám thức khuya-2

Vậy mẹ bầu nên điều chỉnh giấc ngủ như thế nào?

1) Uống ít nước trước khi đi ngủ

Sau khi mang thai, khi thai nhi lớn lên từng ngày, bàng quang của bà bầu bị chèn ép, cảm giác muốn đi tiểu sẽ rõ ràng hơn bình thường. Trước khi đi ngủ vào buổi tối, cố gắng uống ít nước và ăn ít thức ăn lợi tiểu để ngăn chặn giấc ngủ bị gián đoạn do buồn tiểu.

2) Kiểm soát công việc thường xuyên và nghỉ ngơi

Sau khi mang thai, người ta càng dễ buồn ngủ hơn, nhất là sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ sinh, số giấc ngủ ngắn trong ngày cũng bắt đầu tăng lên. Nhưng nếu ban ngày ngủ nhiều thì ban đêm lại khó ngủ hơn, dẫn đên hay thức đêm nên mẹ bầu cần kiểm soát giấc ngủ ban ngày không quá 2 tiếng, tránh để mất ngủ, thức khuya.

3) Tạo một môi trường ngủ thoải mái

Bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau khi mang thai, các bà mẹ tương lai sẽ ở trong trạng thái ngủ nhẹ. Chồng và các thành viên trong gia đình nên giúp tạo ra một môi trường ngủ thoải mái.

Ví dụ tạo không gian yên tĩnh, chuẩn bị một chiếc gối ngủ khi mang thai… Với việc bụng bầu ngày càng to lên sẽ khiến bạn bị đau lưng và mỏi lưng khi ngủ, gối ôm khi ngủ có thể giảm bớt cảm giác khó chịu một cách hiệu quả.

4) Giữ một tâm trạng tốt

Sau khi mang thai, tâm trạng mẹ bầu dễ thất thường, hay cáu gắt hay cảm xúc căng thẳng cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Do đó, người chồng cũng nên thấu hiểu và đồng hành cùng vợ để trải qua thời kỳ này thuận lợi. Mang thai không nên là chuyện của riêng một người, người chồng có thể cùng vợ bầu đi dạo, hít thở không khí trong lành, giải tỏa lo âu khi mang thai, giúp tăng cường giấc ngủ một cách hiệu quả.

Theo V.K - Vietnamnet


mang thai


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.