Bố mẹ cứ nghĩ con ngoan, nhưng thực chất là biểu hiện của chậm phát triển trí tuệ, để đến dấu hiệu cuối mới biết con có vấn đề thì đã muộn

Bố mẹ hãy dựa vào những dấu hiệu dưới đây để có thể phát hiện ra những bất thường trí não của trẻ, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế những hậu quả đáng tiếc xảy ra với trẻ.

Mỗi đứa trẻ ra đời là niềm hy vọng của cả gia đình. Vì thế, nhiều cha mẹ không chỉ coi trọng đến vấn đề sức khỏe của các con mà còn rất coi trọng sự phát triển mọi mặt của trẻ nhỏ. Trong quá trình phát triển, trẻ sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn sẽ là một cột mốc giúp cha mẹ đánh giá sự phát triển của trẻ. Nhiều cặp vợ chồng mới sinh con lần đầu nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ, khó khăn trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con. Việc trẻ bị ốm sốt hoặc sổ mũi, ho... là những dấu hiệu báo hiệu thể chất trẻ có vấn đề. Vậy về sự phát triển trí não của trẻ thì làm cách nào bố mẹ nhận biết được?. 

Trẻ chậm phát triển có thể do rất nhiều nguyên nhân, và không phải nguyên nhân nào cũng là do bẩm sinh. Vì thế, bố mẹ hãy dựa vào những dấu hiệu dưới đây để có thể phát hiện ra những bất thường trí não của trẻ, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế những hậu quả đáng tiếc xảy ra với trẻ. 

Các triệu chứng của trẻ chậm phát triển là gì?

1. Khóc bất thường, khó bú

Trẻ chậm phát triển dễ bị ọc sữa ra khi đang bú mẹ, không chịu bú bằng miệng, quấy khóc bất thường, đôi khi la hét ầm ĩ, phản ứng chậm với các kích thích, hoặc không có phản xạ gì kể cả khi trẻ bị bạn đánh. Nếu trẻ ốm nặng sau khi sinh ra mà không quấy khóc thì bố mẹ nên chú ý dấu hiệu trẻ có vấn đề ngay từ lúc này.

Bố mẹ cứ nghĩ con ngoan, nhưng thực chất là biểu hiện của chậm phát triển trí tuệ, để đến dấu hiệu cuối mới biết con có vấn đề thì đã muộn-1

2. Phản ứng chậm với thế giới bên ngoài

Chậm chạp và thờ ơ với những thứ bên ngoài, không đáp lại khi được người khác gọi tên mình, không thể nhìn những đồ vật đang dần chuyển động trên mặt... cũng là dấu hiệu trẻ chậm phát triển.

3. Ngủ quá nhiều và khó thức dậy

Các bé sơ sinh thường ngủ 15 -16 tiếng trong vòng 2 tháng đầu, và giảm dần trong các tháng tiếp theo: 2-3 tháng bé ngủ 14-16 tiếng mỗi ngày, 6 - 8 tháng thì thời gian ngủ bình thường là 14 tiếng một ngày. Nếu cha mẹ thấy bé ngủ nhiều và không chịu dậy kể cả khi lay gọi, thì tình trạng này cũng có thể là biểu hiện của tình trạng chậm phát triển.

Bố mẹ cứ nghĩ con ngoan, nhưng thực chất là biểu hiện của chậm phát triển trí tuệ, để đến dấu hiệu cuối mới biết con có vấn đề thì đã muộn-2

4. Chậm phát triển ngôn ngữ

Trong trường hợp bình thường, trẻ có thể học nói vào khoảng 9 tháng tuổi, nhưng một số bé chưa thể nói được gì khi gần một tuổi, bé chỉ bập bẹ và phát âm không rõ ràng.

5. Các mốc phát triển vận động không bình thường

Một số trẻ không thể ngóc đầu lên sau 3 tháng, hoặc quay đầu khó khăn, thậm chí một hoặc cả hai mắt đều bị hướng ra ngoài hoặc vào trong, và các hoạt động vận động ( bao gồm ngồi, đứng, ngẩng đầu, nằm sấp, tập đi , v.v.) bị chậm hơn so với các trẻ khác cùng tuổi cũng cho thấy bé có thể có dấu hiệu chậm phát triển.

Bố mẹ cứ nghĩ con ngoan, nhưng thực chất là biểu hiện của chậm phát triển trí tuệ, để đến dấu hiệu cuối mới biết con có vấn đề thì đã muộn-3

6. Trẻ có biểu hiện chậm chạp

Một số bé không biết cười, không biết khóc, thường không có biểu cảm gì, mặt mũi đờ đẫn, đến 6 tháng, thậm chí một tuổi vẫn không cười được.

7. Không thể chủ động làm theo ý mình khi được một tuổi

Khi trẻ được một tuổi mà vẫn không thể chủ động làm theo ý mình, hoặc không thể dùng chân để nâng đỡ sức nặng của mình khi có sự hỗ trợ của bố mẹ.

Bố mẹ cứ nghĩ con ngoan, nhưng thực chất là biểu hiện của chậm phát triển trí tuệ, để đến dấu hiệu cuối mới biết con có vấn đề thì đã muộn-4

Trên đây là một số triệu chứng của trẻ chậm phát triển mà bố mẹ phải đặc biệt chú ý. Nếu tình trạng của trẻ nghiêm trọng hơn, bố mẹ nên đưa trẻ đến một bệnh viện nhi uy tín để thăm khám kịp thời. Khi tìm ra được nguyên nhân, bạn sẽ có biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời giúp bé hồi phục sức khỏe nhanh hơn.

Theo An Nhiên - Vietnamnet


Trẻ sơ sinh

chăm sóc con


Cách làm sạch nền nhà tắm nhanh chóng và hiệu quả
Gạch men có thể là bộ mặt của căn bếp hoặc phòng tắm của bạn, đặc biệt là gạch nền nhà tắm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách vệ sinh gạch nhà tắm một cách tốt nhất.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.