Con luôn cãi lời nguyên nhân sâu xa chính do cha mẹ chưa làm tốt những điều này khi dạy dỗ

Việc hiểu được nguyên nhân dẫn đến hành vi cãi lại của trẻ sẽ giúp cha mẹ hạn chế được mâu thuẫn không đáng có. Từ đó biết cách ứng xử cho phù hợp, vừa không làm con nổi loạn hay ấm ức, vừa không làm mất vị thế của cha mẹ trước mặt trẻ.

Tại sao trẻ lại cãi lại người lớn?

1. Cha mẹ không tin tưởng trẻ 

Không ít trường hợp trẻ không mắc lỗi lầm gì nhưng vẫn thường xuyên bị cha mẹ trách mắng đầy vô lý khiến trẻ ấm ức, khó chịu. Mặc dù trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng và hệ thần kinh chưa phát triển hoàn thiện nhưng trẻ đã có những hiểu biết theo cảm xúc của riêng mình. Vì vậy, khi sự hiểu biết và ᴄông nhận này bị cha mẹ hay những người khác phủ nhận, trẻ cũng sẽ đối phó với vấn đề theo cách mất bình tĩnh.

2. Trong mọi tình huống cha mẹ luôn cho là mình đúng và con phải im lặng 

Trẻ em luôn học cách để đạt được thứ chúng muốn. Dưới 1 tuổi, chúng quấy khóc khi đói. Đôi ba tuổi, chúng quấn lấy chân cha mẹ để thu hút sự chú ý. Vậy thì vì cớ gì các bậc phụ huynh nghĩ trẻ sẽ im lặng tuân thủ mọi điều mà bạn nói? Cách trẻ phản ứng cho thấy nhu cầu được lắng nghe và đáp ứng.

Con luôn cãi lời nguyên nhân sâu xa chính do cha mẹ chưa làm tốt những điều này khi dạy dỗ-1


Đừng quên rằng con bạn hoàn toàn có thể học cách giao tiếp tốt hơn mà không cần tranh cãi, tuy nhiên trẻ cần thời gian và cần sự chỉ dạy hợp lý, thay vì những mệnh lệnh lạnh lùng. Vai trò của cha mẹ là lắng nghe, chỉ dẫn và góp ý, chứ không phải ra mệnh lệnh và bắt con im lặng nghe theo.

3. Trẻ bị ảnh hưởng từ hành vi xấu của môi trường xung quanh

Một lý do nữa khiến trẻ hay cãi lại là từ việc bắt chước từ những người xung quanh. Trẻ học cách sử dụng từ ngữ cũng như cách nhấn giọng từ nhiều nguồn khác nhau, từ bạn bè xung quanh, từ các chương trình truyền hình hay thậm chí là từ hành động của bố mẹ và những người thân trong gia đình. Nhiều trẻ em bắt chước hành động của người khác nhưng không biết rằng làm như vậy là hỗn và không tôn trọng người lớn.

Cha mẹ nên làm gì để “trị” bênh cãi lời của trẻ? 

+ Cha mẹ cần bình tĩnh 

Khi một đứa trẻ cãi lại cha mẹ, phản ứng đầu tiên của cha mẹ là tức giận, rất khó bình tĩnh và đối mặt với trẻ một cách mất kiểm soát.

Nếu cha mẹ ở trong tình trạng này thì con cái sẽ ngày càng nên trở khó dạy bảo. Cha mẹ hãy kiểm soát cảm xúc để đối mặt với vấn đề, nói cho con biết điều này là sai, đợi con bình tĩnh rồi mới nói chuyện. 
+ Tìm ra nguyên nhân hành động cãi lại của trẻ 
Con luôn cãi lời nguyên nhân sâu xa chính do cha mẹ chưa làm tốt những điều này khi dạy dỗ-2

Nguyên nhân khiến trẻ nói lại phần lớn là do cách cư xử của cha mẹ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, thậm chí cho rằng cha mẹ không tôn trọng mình nên mới dùng cách thô bạo này để thể hiện sự phản kháng.

Trên thực tế, khi gặp trẻ trong tình huống này, cha mẹ có thể dỗ trẻ một cách hợp lý và cho trẻ nhiều cơ hội lựa chọn đồ vật để chuyển hướng sự chú ý của trẻ. Bằng cách này, khi trẻ đang bị một vấn đề bức xúc gây rối, con sẽ tạm ngưng suy nghĩ về nó. Khi trẻ lớn lên từng ngày, ý thức tự chủ của trẻ ngày càng mạnh mẽ hơn.

+ Cho trẻ thấy hậu quả của hành vi và mong đợi sự tôn trọng

Dù là ai đi chăng nữa thì khi nóng giận sẽ khó kiểm soát được hành vi của mình, thậm chí có thể nói hoặc làm những điều tổn thương. Một số trẻ sẽ nói những câu như "Con ghét mẹ""Ghét mẹ". Những biểu hiện như vậy thường khiến cha mẹ đau lòng. Cha mẹ phải nói cho con cái biết rằng những biểu hiện như vậy là gây tổn thương và sai trái.

Con luôn cãi lời nguyên nhân sâu xa chính do cha mẹ chưa làm tốt những điều này khi dạy dỗ-3

Nói cho trẻ biết cách trút bỏ cảm xúc nhưng cũng dạy trẻ những hành vi không mong muốn, để trẻ không hình thành thói quen làm tổn thương người khác trong tương lai.

+ Nhẹ nhàng trong khi giao tiếp với trẻ

Đôi khi trẻ cãi chỉ để cãi chứ chẳng có ý xúc phạm cha mẹ mình, xong rồi là hết ngay, thậm chí chúng cũng cảm thấy hối hận vì hành vi của mình. Bằng tình thương, cha mẹ nhẹ nhàng tâm sự với trẻ, phân tích cho trẻ cái đúng cái sai, tại sao lại bắt chúng làm và làm theo sẽ tốt cho con sau này.

 

Theo Mộc - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.