"Cuộc chiến" thị trường hàng không nội địa

Trên danh nghĩa, Việt Nam đang có 7 hãng hàng không trong nước. Dù Vietnam Airlines vẫn chiếm tới hơn 70% thị phần nhưng không còn là hãng duy nhất cung cấp dịch vụ trên thị trường.

Trên danh nghĩa, Việt Nam đang có 7 hãng hàngkhông trong nước. Dù Vietnam Airlines vẫn chiếm tới hơn 70% thị phần nhưng khôngcòn là hãng duy nhất cung cấp dịch vụ trên thị trường.

Sự cạnh tranh giữa các hãng hàng không nội địa đưa tới sự đa đạng của các tuyếnbay, giờ bay, sự xuất hiện của các loại vé giá rẻ, phù hợp với túi tiền đại bộphận dân chúng hơn. Người đi máy bay có nhiều hơn một sự lựa chọn và bắt đầu cóquyền được cân nhắc, đòi hỏi.

Trần Hằng, Mỹ Đình, Từ Liêm, HàNộ chia sẻ: "Khi có những hãng hàng không cùng tham gia sẽ có sự cạnh tranhvề vé và người tiêu dùng sẽ thuận tiện hơn. Khi đi du lịch, tôi sẽ tìm hiểu hãngnào rẻ nhất".

Nguyễn Huyền Trang, Công tyVietranTour, Đại lý vé máy bay cũng cho hay: "Hiện giờ, khách hàng muốn có4-5 hãng hàng không, chứ không phải là 1-2 hãng như hiện nay. Vì có nhiều hãng,họ sẽ có nhiều lựa chọn. Thực ra thị trường nội địa cũng mới có hai hãng, nhưngcũng có một số yếu tố được cho là cạnh tranh. Ví dụ, khi Jestar đưa ra giá rẻthì Vietnam Airline cũng xem xét tính toán đưa ra hệ thống vé giá rẻ".

Bài toán cạnh tranh

Tổng công ty hàng không Việt Nam(Vietnam Airlines) là hãng hàng không lớn và lâu đời nhất tại Việt Nam. Theo đạidiện Vietnam Airlines, cơ quan quản lý nhà nước không nên cấp phép mở thêm cáchãng hàng không khai thác các tuyến bay nội địa, vì theo kinh nghiệm trên thếgiới, số lượng 7 hãng hàng không được cấp phép là quá đủ đối với thị trường ViệtNam. Nếu nhiều hơn sẽ gây ảnh hưởng xấu tới cạnh tranh và chất lượng dịch vụ.

"Cuộc chiến" thị trường hàng không nội địa

Sự cạnh tranh giữa các hãng hàng không nội địa đưa tới sự đa đạng của các tuyến bay, giờ bay.

Ông Nguyễn Thượng HoàngHải, Trưởng ban tiếp thị và bán sản phẩm, Vietnam Airlines cho biết: "Nếumức cạnh tranh quá mạnh, các hãng cạnh tranh với nhau quá mạnh về giáthì các hãng lại thua lỗ, lại tiết kiệm chi phí và làm tất cả các côngviệc có thể ảnh hưởng đến an toàn hàng không. Cho nên, để duy trì cạnhtranh thì VNA cũng ủng hộ và cho đấy là cần thiết, nhưng ở mức độ nào,quy mô làm sao thì tôi cho rằng, các cơ quan quản lý phải tính để đảmbảo an toàn và lành mạnh cho thị trường hàng không Việt Nam".

Theo ông, ở Indonesia, vì sốlượng lớn với hơn 20 hãng, cạnh tranh mạnh quá nên một số hãng phải phá sản hoặcsáp nhập. Quan trọng hơn là nó ảnh hưởng đến an toàn, dẫn đến những tai nạn hàngkhông. Vì thế, các hãng của Indonesia bị đưa vào black list, tức là danh sáchcác hãng cấm bay vào khu vực EU và như thế ảnh hưởng ngay đến các hãng củaIndonesia.

Jetstar Pacific là hãng hàngkhông ra đời sau và có quy mô nhỏ hơn nhiều so với Vietnam Airlines. Theo logic,nếu cạnh tranh gay gắt hơn, thì các hãng nhỏ và mới như Jetstar Pacific sẽ khókhăn hơn so với Vietnam Airlines. Nhưng đại diện Jetstar Pacific lại cho rằng,tiềm năng của thị trường hàng không nội địa vẫn còn rất lớn, mức độ cạnh tranhchưa quá căng thẳng đến mức các hãng phải triệt tiêu nhau. Và việc hạn chế sốlượng các hãng hàng không là không cần thiết.

Ông Lê Song Lai, Tổng giám đốcJetstar Pacific phát biểu: "Trong điều kiện Việt Nam có dân số đông, mức sốngcủa người dân ngày càng được cải thiện, thì nhu cầu đi lại của người dân ngàycàng lớn. Và số lượng hàng không nhiều hay ít phụ thuộc vào năng lực triển khaicủa các hãng. Số lượng các hãng không lớn, nhưng có thể đội bay nhiều thì khôngnhất thiết phải có nhiều hãng mà quy mô lại nhỏ. Ở đây, chất lượng quan trọnghơn số lượng. Theo tôi, không nên ấn định một số lượng cụ thể các hãng hàngkhông".

7 hãng hàng không được cấp phépchưa phải là nhiều. Đó cũng là quan điểm của đại diện hãng hàng không VietJetAir. VietJet Air được cấp giấy phép từ năm 2007 và dự kiến sẽ bay chuyến đầutiên trong năm nay. Việt Nam có hơn 80 triệu dân, nhưng theo thống kê mới chỉ có1% dân số đã từng đi máy bay. Lãnh đạo VietJet Air cho biết, họ có cơ sở đểkhẳng định là tiềm năng thị trường hiện vẫn còn rất lớn, đặc biệt là phân khúcthị trường hàng không giá rẻ.

Ông Nguyễn Đức Tâm, Tổng giám đốcCông ty cổ phần hàng không VietJet cho rằng, kinh tế phát triển tốt, nguồn kháchđi lại có, mức độ tăng trưởng sẽ rất cao. Trong khi đó, các hãng hàng không chưađáp ứng được nhu cầu. Vì thế, cạnh tranh theo ảnh hưởng đến nhau là có nhưngchưa đến mức gay gắt lắm. Thứ hai, dân Việt Nam đông nhưng không giàu, nên nếuđi vào phân khúc thị trường hàng không giá rẻ thì chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội.Theo ông, với 5-6 hãng hàng không mà dân số hơn 80 triệu thì không phải lànhiều.   

Thương quyền bay nội địa

Tại buổi lễ trao giấy phép vậnchuyển hàng không cho VietJet Air vào năm 2007. VietJet Air cũng chính là hãnghàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam được cấp phép. Nhưng do tác động củakhủng hoảng kinh tế, thời điểm cất cánh của hãng này bị lùi lại.

Định hướng của VietJet Air tạithị trường hàng không nội địa là vận hành theo mô hình hàng không giá rẻ, cungcấp các chuyến bay chi phí thấp. Để thực hiện định hướng này, mới đây, VietJetAir đồng ý để AirAsia, hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Á đầu tư góp vốn vàoVietJet Air với tỷ lệ 30%. Công ty đã lên kế hoạch bay chuyến đầu tiên trong nămnay với tên thương hiệu dự kiến là VietJet AirAsia.

Theo lãnh đạo công ty VietJetAir, sự tham gia của cổ đông AirAsia sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên vàcho cạnh tranh trong ngành hàng không tại Việt Nam. Ông Nguyễn Đức Tâm, Tổnggiám đốc Công ty cổ phần hàng không VietJet cho biết: "Khi chúng tôi có cổđông mới với bề dày kinh nghiệm thì điều đó sẽ giúp chúng tôi phát triển bềnvững. Nếu chúng tôi quản lý tốt, giảm được chi phí thì giá có thể giảm. Khi đóhành khách đương nhiên được hưởng lợi".

VietJet Air không phải là hãngđầu tiên bán cổ phần cho hãng hàng không giá rẻ nước ngoài. Cách đây hơn hainăm, Pacific Airlines cũng bán 30% cổ phần cho hãng Qantas của Australia và đổitên thành Jetstar Pacific. Theo đánh giá, việc hợp tác với hãng hàng không giárẻ Qantas giúp cho Jetstar Pacific, tức là Pacific Airlines trước đó, phát triểnmạnh mẽ và mang lại lợi ích cho người dân.

Ông Lê Song Lai, Tổng giám đốcJetstar Pacific, trước khi Quatas đầu tư vào Pacific Airlines, công ty chỉ cómột đội bay gồm ba máy bay thuê ướt, năng lực vận chuyển dưới một triệu lượtkhách một năm. Nhưng chỉ sau hơn hai năm đối tác nước ngoài đầu tư vào công tythì đội bay đã tăng lên 6 chiếc, toàn bộ là thuê khô.

Năng lực vận chuyển cũngtăng gấp đôi. Năm ngoái chúng tôi đã vận chuyển hơn 1,9 triệu lượt khách. Và rõràng là khi có đối tác nước ngoài vào thì chúng tôi đã xây dựng được chính sáchgiá cả theo mô hình hàng không giá rẻ và đưa dịch vụ hàng không vốn được coi làxa xỉ đến với nhiều người dân hơn. Như thế là người tiêu dùng có lợi.

Bắt đầu gần như từ con số 0,AirAsia trong 8 năm qua vươn lên thành hãng hàng không giá rẻ hàng đầu tại châuÁ. AirAsia và các hãng thành viên đang khai thác hơn 130 đường bay đến hơn 70điểm tại các thị trường Đông Nam Á, Trung Quốc, Australia, Ấn Độ và châu Âu.Kinh nghiệm và năng lực của AirAsia là điều mà VietJet muốn tận dụng. NhưngVietnam Airlines, hãng hàng không quốc giaViệt Nam, lại coi việc AirAsia đầu tưvào VietJet sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển lành mạnh của thị trường hàngkhông Việt Nam.

Theo Vietnam Airlines, việc cáchãng nước ngoài như AirAsia hay Qantas mua cổ phần của các hãng trong nước thựcchất là hình thức “lách luật” để mua rẻ thương quyền bay nội địa, thâm nhập vàchiếm lĩnh thị trường hàng không Việt Nam. Vietnam Airlines cho rằng: Thươngquyền vận chuyển hàng không nội địa là tài sản quốc gia, là vũ khí cạnh tranhcủa các hãng hàng không Việt Nam với các hãng nước ngoài. Do vậy, VietnamAirlines đã đề nghị Thủ tướng chính phủ không thông qua việc hợp tác đầu tư củaAirAsia vào VietJet Air dưới mọi hình thức.

Ông Nguyễn Thượng Hoàng Hải,Trưởng ban tiếp thị và bán sản phẩm, Vietnam Airlines nhận xét: "Nếu có nhiềuhãng hàng không lớn của nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam thì theokinh nghiệm các nước, chưa có hãng hàng không quốc gia lớn nào bị sụp đổ, nhưngcác hãng hàng không non trẻ khác sẽ bị ảnh hưởng rất nặng. Chúng ta đã cóJetstar là hãng hàng không giá rẻ rất lớn tham gia vào rồi, nếu có thêm AirAsiatham gia vào thì sẽ không còn cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam cũng như là cáchãng hàng không mới của Việt Nam. E rằng, nó sẽ tạo ra thị trường cạnh tranhkhônh lành mạnh, cá lớn nuốt cá bé. Các hãng hàng không lớn trên thế giới sẽ lấnát các hãng hàng không nhỏ của Việt  Nma. VNA đương nhiên cũng bị ảnh hưởngnhưng như đã nói, các hãng hàng không quốc gia chưa hề bị phá sản do các hãnggiá rẻ. Hơn nữa, VNA cũng đã có kinh nghiệm cạnh tranh với các hãng giá rẻ này.Nhưng các nhà đầu tư khác, các hãng nhỏ khác như Mekong Air hay VietAir sau nàysẽ gặp rất nhiều khó khăn và gần như không còn cơ hội nữa, mà quyền lợi đó lạirơi hết vào các nhà đầu tư nước ngoài như AirAsia, như Jetstar trong khi cáiquyền lợi này phải thuộc về các nhà đầu tư Việt Nam, của người Việt Nam".

Ông Nguyễn Đức Tâm, tổng giám đốccủa VietJet Air từng giữ chức Phó Tổng giám đốc của Vietnam Airlines. Tuy nhiên,ông Tâm cho rằng, sự lo ngại của Vietnam Airlines về việc các hãng hàng khônggiá rẻ mua cổ phần trong nước là không cần thiết. Tuy có thêm cổ đông AirAsia,nhưng VietJet Air vẫn là công ty cổ phần chứ không trở thành hãng hàng khôngnước ngoài hay liên doanh. Và việc góp vốn của AirAsia là hoàn toàn phù hợp vớiluật pháp Việt Nam.

Còn nhiều quan điểm khác nhau về sự hợp tác giữa VietJet Air và AirAsia hayJetstar Pacific với Qantas. Nhưng theo thông tin mới nhất từ Bộ Giao thông vậntải, Bộ này vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ khẳng định: việc đầu tưcủa hãng hàng không giá rẻ AirAsia vào VietJet Air là hoàn toàn phù hợp với cácquy định của luật pháp Việt Nam

Theo "Cuộc chiến" thị trường hàng không nội địa



Uống nước đá giải nhiệt mùa nóng coi chừng rước đủ bệnh vào thân
Vào mùa hè nắng nóng, việc uống một ly nước đá lạnh sẽ giúp chúng ta giải tỏa được cơn khát, đem về cảm giác mát lạnh dễ chịu. Mang đến lợi ích tức thì thế nhưng việc uống đá lạnh thường xuyên trong mùa nắng nóng sẽ khiến cơ thể chúng ta gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.