Đại gia Việt bán máy bay riêng không phải nộp thuế

Bộ Tài chính vừa có văn bản trả lời Công ty Vinacopter (doanh nghiệp chuyên mua bán các loại máy bay trực thăng tại châu Á và Việt Nam), xung quanh việc tính thuế đối với giao dịch các loại máy bay đã qua sử dụng. Sự việc này nảy sinh sau khi Vinacopter tiến hành mua lại chiếc trực thăng 6 chỗ đã qua sử dụng của một đại gia Việt vào cuối năm 2011.

Do không sử dụngchiếc trực thăng 6 chỗ cho mục đích kinh doanh trực tiếp, một đại gia Việt khôngbị đánh thuế thu nhập cá nhân khi bán phi cơ cho Công ty VinaCopter vào cuối năm2011.

Bộ Tài chính vừacó văn bản trả lời Công ty Vinacopter (doanh nghiệp chuyên mua bán các loại máybay trực thăng tại châu Á và Việt Nam), xung quanh việc tính thuế đối với giaodịch các loại máy bay đã qua sử dụng. Sự việc này nảy sinh sau khi Vinacoptertiến hành mua lại chiếc trực thăng 6 chỗ đã qua sử dụng của một đại gia Việt vàocuối năm 2011.

Đại gia Việt bán máy bay riêng không phải nộp thuế
Việc Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát - Trần Đình Long bán chiếc trực thăng 6 chỗ (phải) để mua loại 12 chỗ (trái) vào cuối năm 2011 là vụ "đổi" máy bay đầu tiên tại Việt Nam. Ảnh: Hoàng Hà - CTV

Theo VụChính sách thuế, do cá nhân bán lại máy bay không sử dụng chiếc trựcthăng của mình vào mục đích kinh doanh trực tiếp nên sẽ không phải chịuthuế thu nhập cá nhân (số tiền thu về không thuộc 10 loại thu nhập chịuthuế). Trong trường hợp chủ sở hữu này là một doanh nghiệp thì khoảntiền thu về cũng không phải chịu thuế giá trị gia tăng hay thuế tiêu thụđặc biệt.

Riêng trường hợpcủa Vinacopter, do là doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm là máy bay nên khi mualại chiếc trực thăng, rồi chuyển nhượng hoặc cho một tổ chức, cá nhân khác tạiViệt Nam thuê thì phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhậpdoanh nghiệp. Các nhân mua lại máy báy của Vinacopter cũng sẽ phải chịu thuế giátrị gia tăng và tiêu thụ đặc biệt (theo hình thức xuất - nhập khẩu tại chỗ).Ngược lại, nếu máy bay được đưa khỏi Việt Nam, doanh nghiệp sẽ không phải kêkhai, nộp thuế (giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp).

Số doanh nghiệp,cá nhân sở hữu máy bay riêng tại Việt Nam hiện mới chỉ đếm được trên đầu ngóntay. Do vậy, việc sang nhượng, mua lại gần như chưa có tiền lệ. Cuối năm 2011,việc Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát - Trần Đình Long “đổi” chiếc máy bay 6 chỗ (muanăm 2010) sang chiếc 12 chỗ cùng chủng loại có thể coi là trường hợp đầu tiên.

Theo VNE



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.