Đằng sau tuyên bố nâng giá NDT của Trung Quốc

Nhiều nước đã bày tỏ hoan nghênh đối với tuyên bố này của Trung Quốc. Tuy nhiên, người ta vẫn không khỏi hồ nghi với những câu hỏi rằng khi nào Trung Quốc sẽ nâng giá đồng nội tệ của mình và sẽ nâng như thế nào? Đồng NDT tăng giá sẽ tác động ra sao lên giá cả hàng hoá?

Kinh tế thế giới vừa đón một luồng gió mới khi Ngân hàng Nhân dân TrungQuốc tuyên bố sẽ thúc đẩy việc cải tổ cơ chế và tăng mức độ linh hoạt tỷ giáđồng Nhân dân tệ (NDT).

Nhiều nước đã bày tỏ hoan nghênh đối với tuyên bố nàycủa Trung Quốc. Tuy nhiên, người ta vẫn không khỏi hồ nghi với những câu hỏirằng khi nào Trung Quốc sẽ nâng giá đồng nội tệ của mình và sẽ nâng như thế nào?Đồng NDT tăng giá sẽ tác động ra sao lên giá cả hàng hoá?

Tuyên bố

Ngày hôm qua 20/6, người phát ngôn của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tuyên bốrằng ngân hàng trung ương này sẽ không thực thi việc điều chỉnh và nâng một lầntỷ giá hối đoái đồng Nhân dân tệ. 

Người phát ngôn trên cho rằng ngân hàng trung ương "sẽ cơ bản giữ đồng Nhân dântệ ổn định ở mức hợp lý và cân bằng, đồng thời quản lý và điều chỉnh tỷ giá hốiđoái đồng Nhân dân tệ dựa trên các mức thả nổi đã được thông báo trước đó trênthị trường hối đoái liên ngân hàng nhằm thúc đẩy cán cân thanh toán quốc tế củaTrung Quốc cũng như đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và thị trường tàichính của quốc gia".

Động thái này được phát đi ngay sau thúc đẩy việc cải tổ cơ chế tỷ giá và tăngmức độ linh hoạt tỷ giá đồng Nhân dân tệ khiến không ít người nghi ngờ về thiệnchí thực sự của Trung Quốc. Một số ý kiến cho rằng tuyên bố này của Trung Quốcchỉ mang tính đối phó trước sức ép của cộng đồng quốc tế. Thậm chí, một quanchức có uy tín hàng đầu về chiến lược tiền tệ toàn cầu của công ty BrownBrothers còn cho rằng chỉ lời nói suông là chưa đủ.

Đằng sau tuyên bố nâng giá NDT của Trung Quốc
Đồng Nhân dân tệ vẫn đang là tâm điểm của nhiều cuộc tranh cãi về chính sách tiền tệ

Lời nó về việc điều chỉnh tỷ giá NDT có thể xoa dịu những chỉ trích nhằmvào Trung Quốc trong phiên họp G20 diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/6 tạiToronto (Canada), đồng thời giảm áp lực từ phía các nhà hoạch địnhchính sách Mỹ, những người đã hối thúc Tổng thống Obama sử dụngtrừng phạt thương mại để buộc Trung Quốc thay đổi chính sách. Nhưngđiều gì sẽ xảy ra nếu quả thực những tuyên bố từ phía Bắc Kinh chỉ là “lời nóisuông” hoặc việc nâng giá NDT chỉ mang tính hình thức?

Trong bối cảnh đó, báo chí Trung Quốc những ngày qua đưa tin Hội nghị thượngđỉnh G-20 Canada vào tuần tới không phải là nơi để bàn về đồng NDT. Đây cũng làlời khẳng định của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương tại buổihọp báo thường kỳ ở Bắc Kinh hôm 17/6.

Trung Quốc khẳng định tỷ giá đồng NDT không phải là thủ phạm dẫn tới khủng hoảngtài chính thế giới cũng như cản trở quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu. Do đó,Hội nghị cấp cao G-20 không phải là nơi để bàn về đồng NDT. Một quan chức cấpcao Trung Quốc cho rằng nếu vấn đề tỷ giá đồng NDT được đem ra thảo luận tạiG-20 sắp tới, đó sẽ là “tín hiệu nhầm lẫn và lệch lạc đối với thị trường và cộngđồng”.

Một quyết định “ích nước lợi nhà”

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích kinh tế lại cho rằng nhiều khả năng Trung Quốc sẽnâng giá NDT trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G20. Giới phân tích hy vọngđồng NDT sẽ tăng giá từ từ, khoảng 20% so với tỷ giá được ấn định lần cuối cùngnăm 2005 bởi vì điều này có lợi trước hết là cho kinh tế Trung Quốc.

Đằng sau tuyên bố nâng giá NDT của Trung Quốc

Bước đi này của Trung Quốc nhằm né tránh sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế?

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, đồng NDT với tỷ giá linh hoạtsẽ giúp Trung Quốc có thêm tự chủ về chính sách tiền tệ, giảm áplực lạm phát thông qua giảm chi phí nhập khẩu hàng hóa. Các công tyhoạt động chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc như Lenovo hayChina Eastern Airlines cho biết họ sẽ hưởng lợi bởi chi phí nhập khẩuthấp hơn và sức mua người tiêu dùng tăng.

Bên cạnh đó, giá của nhiều loại hàng hóa sẽ tăng nhẹ, thúc đẩy sức mua của TrungQuốc và có thể làm tăng hoạt động nhập khẩu đồng, quặng sắt và thịt gà của nướcnày. Nhu cầu khổng lồ của Trung Quốc về nguyên liệu thô cũng là một trong nhữngnguyên nhân chính khiến giá hàng hóa tăng trong những năm gần đây. Trung Quốc lànước tiêu thụ dầu lửa lớn thứ hai thế giới và là nước tiêu thụ quặng sắt, đồngvà nhôm hàng đầu.

Sau khi Trung Quốc nâng tỷ giá hối đoái của đồng NDT khoảng 2,1% năm 2005, hơnmột năm sau đó giá hàng hóa đã tăng lên, mặc dù nguyên nhân không hoàn toàn làdo quyết định này của Bắc Kinh. Giá đồng đã liên tục tăng và thậm chí còn tănggấp đôi lên mức kỷ lục là 8.790 USD/tấn năm 2006. Chỉ số Reuters-Jefferies CRBcủa 19 loại hàng hóa đã tăng 10% trong vòng 6 tuần sau khi Trung Quốc nâng tỷgiá hối đoái của đồng NDT năm 2005. Giá dầu thô đã tăng hơn 20% (12 USD/thùng)trong thời gian đó.

Do Trung Quốc sẽ không tạo ra một sự thay đổi nhanh chóng về giá đồng NDT như họđã từng làm năm 2005, nên giá hàng hóa chắc chắn sẽ tăng một cách từ từ và cònphục hồi vào yếu tố sự phục hồi kinh tế trên thế giới có tiếp tục hay không.Phil Flynn, nhà phân tích của PFGBest Research ở Chicago, nói: "Tôi cho rằngchúng ta sẽ chứng kiến giá dầu thô tăng, nhưng điều đó chỉ diễn ra trong mộtthời gian ngắn".

Tuy nhiên, chỉ cần giá đồng NDT tăng đôi chút, Bắc Kinh có thể tiết kiệm đượchàng tỷ USD và làm tăng số lượng các vụ mua sắm hàng hóa của Trung Quốc. Nămngoái, Trung Quốc đã chi 89 tỷ USD cho hoạt động nhập khẩu dầu, 50 tỷ USD choquặng sắt và 29 tỷ USD cho đồng. Nếu giá NDT tăng 3%, chỉ riêng đối với các mặthàng nêu trên, Bắc Kinh có thể tiết kiệm được 5 tỷ USD.

Đằng sau tuyên bố nâng giá NDT của Trung Quốc
Giá cả hàng hoá và sức mua sẽ tăng theo NDT

Adam Sarhan, người sáng lập và cũng là giám đốc điều hành của Sarhan Capital ởNew York, đánh giá: "Nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng theo hướng bùng nổvà trong những năm gần đây Bắc Kinh đã áp dụng một số biện pháp then chốt để hạnchế sự tăng trưởng mạnh mẽ đó. Việc cho phép tỷ giá đồng NDT được ấn định linhhoạt hơn chính là một biện pháp có tính toán khác để đạt được mục tiêu đó".

Ngoài nhu cầu lớn hơn về dầu thô và kim loại, Trung Quốc có thể nhập nhiều thịtvà thức ăn cho vật nuôi từ Mỹ hơn nếu các cuộc tranh cãi thương mại về thịt lợnvà thịt gà có thể được giải quyết. Jim Robb, nhà kinh tế của Trung tâm Thông tinTiếp thị Vật nuôi, cho rằng: "Trong tương lai, đây sẽ là một nhân tố hỗ trợ hoạtđộng xuất khẩu của Mỹ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn nhiều vấn đề ngắn hạn phảigiải quyết, nên trước mắt đây chưa phải cơ hội”.

Theo Bảo Minh
Bee



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.