Để “bám rễ” thị trường Campuchia

Hàng Việt đã có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùngCampuchia nhưng để cạnh tranh được với hàng Thái, Trung Quốc..., doanh nghiệp VNcần một chiến lược phân phối, kinh doanh dài hạn.

Hàng Việt đã có chỗ đứng tronglòng người tiêu dùng Campuchia nhưng để cạnh tranh được với hàng Thái, TrungQuốc..., doanh nghiệp VN cần một chiến lược phân phối, kinh doanh dài hạn.

Ngày 4-4, trong khuôn khổ Hội chợhàng VN đang diễn ra tại Campuchia, đã diễn ra chương trình gặp gỡ và kết nốivới các nhà phân phối Campuchia và doanh nghiệp VN thu hút gần 150 đại diện thamgia.

Chuyển giao mô hình phân phối

So với những lần trước đó, buổigặp mặt xuất hiện rất nhiều nhà phân phối, đại lý Campuchia đến tìm hiểu và tìmkiếm đối tác. Các tiểu thương, nhà bán lẻ Campuchia đã đặt vấn đề làm đầu mốiphân phối chứ không còn dừng ở mức tìm hiểu, tham quan.

Bóng đèn Điện Quang, mì góiColusa, bánh kẹo Hữu Nghị đã gặp được những lời chào đề nghị từ phía các công typhân phối nước bạn.

Bà Phạm Thị Lệ Huỳnh Mai, Công tycổ phần Colusa Miliket, cho biết đang cân nhắc trước đề nghị của một nhà phânphối kênh truyền thống và một đại diện siêu thị.

“Người phân phối ở chợ muốn phânphối độc quyền tại thị trường này, trong khi nếu vào siêu thị sản phẩm sẽ khóđược biết đến do người dân Campuchia vẫn quen mua hàng ở chợ”, bà Mai băn khoăn.

Hơn ai hết, các doanh nghiệp đềuhiểu muốn đưa hàng vào Campuchia chỉ còn cách thông qua đại lý, nhà phân phốibản địa.

Để “bám rễ” thị trường Campuchia

Gian hàng Công ty Điện Quang tại Hội chợ hàng VN chất lượng cao 2010 tổ chức ở Campuchia (Ảnh: N.B.)

Thế nhưng, đặc điểm của nhà phân phối Campuchialà không muốn đầu tư dài hạn mà chỉ muốn lợinhuận nhanh nên chi phí cho lưu chuyển hàng hóaluôn luôn cao, thiếu ổn định.

Nhìn nhận được vấn đề này, Côngty Điện Quang đã quyết định chuyển hướng đầu tư và phát triển tại thị trườngCampuchia. Theo đó, Điện Quang sẽ tập trung xây, chuyển mô hình cách thức pháttriển mạng lưới phân phối tại VN sang đào tạo cho nhà phân phối Campuchia.

Ông Nguyễn Bắc Sơn, giám đốc kinhdoanh Công ty Điện Quang, cho rằng xây dựng hệ thống phân phối và chuyển giaodần cho đại lý là việc làm ăn lâu dài. “Đó còn là cách thức nâng cao hình ảnhhàng VN, cũng như xây dựng được niềm tin chất lượng hàng VN”, ông Sơn nhấn mạnh.

Tổ chức chưa chặt chẽ

Xuất khẩu sang Campuchia tăng hơn 44%

Theo ông Cham Prasidh, bộ trưởng thương mại Vương quốc Campuchia, hai tháng đầu năm 2010 kim ngạch thương mại giữa VN và Campuchia đạt 264,7 triệu USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia khoảng 212 triệu USD, tăng 44,2% và Campuchia xuất khẩu sang VN được 52,7 triệu USD, tăng 124%.

Theo ông Lê Xuân Khuê - giám đốc Công ty hàngViệt, trong chín năm tổ chức Hội chợ hàng VNchất lượng cao tại Campuchia, việc kết nối giaothương để mở rộng hệ thống phân phối luôn đượcchú trọng nhưng do tổ chức thiếu chặt chẽ, hànghóa VN đến người dân Campuchia vẫn còn nhiều khókhăn.

Các doanh nghiệp đã tự tổ chứcđại lý, mạng lưới phân phối, tự tìm mọi cách để tiếp cận thị trường.

Đã có không ít doanh nghiệp VNđến đầu tư và nhanh chóng rút lui vì thiếu chiến lược, thông tin.

Cầm chai bia của một công ty VNqua chào, ông Meas Sotha - chủ tịch Tập đoàn Meas Satya, chuyên phân phối hànghóa - nhận xét người Campuchia rất ít uống chai, họ thích uống dạng lon hơn. TạiCampuchia những chai thủy tinh tròn, to (hình thức giống chai bia) thường đượcdùng đựng axit nên sản phẩm bia VN này đã tạo một cảm giác không tốt cho ngườimua.

Vì vậy hiểu gu ăn uống, thói quentiêu dùng hàng hóa của người dân Campuchia cũng là cách giúp doanh nghiệp nhanhchóng tiếp cận người tiêu dùng.

Đưa hàng vào Campuchia từ năm2004, kỹ sư Nguyễn Văn Lắm, phó giám đốc Công ty Xây lắp An Giang, chuyên xuấtkhẩu vật liệu xây dựng, cho rằng một trong những khó khăn hiện nay mà nhiềudoanh nghiệp gặp phải là chính sách thuế.

Thuế suất cao và rối đã cản trởdoanh nghiệp nhập khẩu theo đường chính ngạch. Ngoại trừ mặt hàng sắt, thép, vậtliệu xây dựng, phần lớn các doanh nghiệp đều chọn hình thức nhập khẩu tiểu ngạch.

Điều này lý giải dù hàng hóa VNáp đảo và phổ biến tại thị trường Campuchia nhưng trên thống kê chính thức VNkhông hề có trong danh sách những nước xuất khẩu mạnh vào Campuchia.

Theo Như Bình
Để “bám rễ” thị trường Campuchia



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.