DN thép: Làm gì để sống khỏe?

Trong 2 thángđầu năm 2012, sản lượng thép tiêu thụ chỉ đạt 594.000 tấn, giảm khoảng 60%so với cùng kỳ và thấp hơn rất nhiều so với con số 9,9 triệu tấn tiêu thụcủa cả năm 2011.

Trong 2 thángđầu năm 2012, sản lượng thép tiêu thụ chỉ đạt 594.000 tấn, giảm khoảng 60%so với cùng kỳ và thấp hơn rất nhiều so với con số 9,9 triệu tấn tiêu thụcủa cả năm 2011.

Năm 2012, trong khi Hiệp hộithép đưa ra dự báo tăng trưởng 4% cho toàn ngành, thì một số DN thép đưanhận định ngược lại, sản lượng thép tiêu thụ sẽ giảm 5- 7%.Nhiều DN sản xuấtvật liệu xây dựng như thép, xi măng, gạch, sơn… đã không còn tin vào dự báovề tiêu thụ vì các dự báo thường không sát với thực tế.

Đơn cử như ngành xi măng đượcdự báo năm 2011 sẽ tiêu thụ 56 triệu tấn, tuy nhiên, mức tiêu thụ thực tểchỉ đạt 49,16 triệu tấn, còn thép được dự báo tăng 8 - 10%, nhưng thực tếthì ngược lại. “Những con số dự báo được các DN dùng để tham khảo, chứ khôngthể căn cứ vào đó để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh” - giám đốc mộtcông ty sản xuất thép chia sẻ.

DN thép: Làm gì để sống khỏe?
ảnh minh họa

Hiện tại, các DN thépđang đứng trước thách thức lớn khi phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nhưsụt giảm sản lượng tiêu thụ, cạnh tranh với thép nhập khẩu, vốn cho sảnxuất, vấn đề thuế giữa các DN trong nước và DN có vốn FDI… Sự khó khăncủa các DN thép được thể hiện ở con số 6 DN phá sản trong năm 2011 vànhiều DN khác “sống cầm hơi”. Đại đa số các DN không sản xuất hết côngsuất, trung bình chỉ đạt từ 60 - 70%.

Để tồn tại, các DN thép đangbước vào cuộc đua tranh giành thị phần đầy quyết liệt, đặc biệt là các nhàmáy mới đưa vào sản xuất. Trong khi các thương hiệu lớn như Thép Thái Nguyên(TISCO), Việt Nhật, Việt Ý, Việt Úc… với thị trường tương đối ổn định có thểchưa lo nhiều về vấn đề thị trường, thì các các thương hiệu khác như ThépSông Hồng (SHS), Pomihoa, Pomina phải chật vật để tìm chỗ đứng.

Năm 2011, SHS sản xuất chỉđạt 65% công suất do tiêu thụ không ổn định. Mặc dù DN này cũng đã có nhữngnỗ lực để tìm khách hàng là những công trình lớn với sự hậu thuẫn của TổngCTCP Sông Hồng, nhưng vì kinh tế vĩ mô khó khăn và chính sách cắt giảm đầutư nên nhiều công trình đã không triển khai như dự kiến, trong khi thịtrường dân sinh yếu khiến SHS lâm nguy. Tổng CTCP Sông Hồng với năng lực tàichính hiện tại không thể kham nổi đứa con do chính mình thai nghén, đang cókế hoạch sẽ thoái vốn tại SHS trong 6 tháng đầu năm nay.

Trong bức tranh màu xám củathị trường thép, các thương hiệu lớn vẫn khẳng định được vị thế của mình.Ngoài ra, một số “gương mặt mới”, với hướng đi đúng đắn cũng đã khẳng địnhđược mình, trong đó thép Việt Đức (VG PIPE) là một ví dụ.

Dù mới ra nhập thị trường,nhưng thép VG PIPE đã đuổi gần kịp các “đàn anh” đi trước như Việt Ý, ViệtÚc, Việt Nhật, Thái Nguyên… khi vào năm 2007, ống thép Việt Đức đã chiếm 15%thị phần sản phẩm thép cả nước. Sau này, khi thép Việt Đức ra đời đã có mặttrên nhiều công trình lớn như cầu Vĩnh Thịnh, Bến Thủy 2, Nguyễn Tri Phương,Thanh Trì, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, đường Vànhđai 3, các tòa nhà cao tầng như Royal City, Time City, làng Vincom… và mớiđây là công trình nhà ga T2 Nội Bài.

Ông Lê Minh Hải, Ủy viên HĐQTCTCP Ống thép Việt Đức cho biết: “DN thép mỗi nhà mỗi cảnh, nhưng với VGPIPE, để bán hàng trong giai đoạn khó khăn này, Công ty phải tìm đầu ra từtrước đó, sản phẩm phải có mặt ở các dự án trọng điểm trước khi khởi công.Công ty duy trì chất lượng, còn việc bán giá thấp và hạ giá chưa có trongphương án kinh doanh…”.

Có được một số thuận lợi,nhưng năm 2011, VG PIPE chỉ chạy 70% công suất và đạt mức doanh thu 3.000 tỷđồng. Trong 2 tháng đầu năm 2012, dù thị trường thép trong cảnh ế ẩm, thìmức tiêu thụ của VG PIPE vẫn khá ấn tượng với 20.000 tấn/tháng, với mức giábình quân 15,6 triệu đồng/tấn, trong đó 70% cho các công trình và 30% tiêuthụ trong khối dân sinh.

Theo Xaluan



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.