DN giải thể hàng loạt: Thuốc lãi suất chưa đến, bệnh đã di căn

Doanh nghiệp vẫnđang sống trong hi vọng với thông tin hạ lãi suất cho vay khi lãi huy động đã vèmức trần mới. Tuy vậy bệnh tình của đa phần doanh nghiệp đã di căn nên để thoáthiểm thì doanh nghiệp cần nỗ lực mở đường đến nguồn vốn của ngân hàng trước khiquá muộn.

Doanh nghiệp vẫn đangsống trong hi vọng với thông tin hạ lãi suất cho vay khi lãi huy động đã vè mứctrần mới. Tuy vậy bệnh tình của đa phần doanh nghiệp đã di căn nên để thoát hiểmthì doanh nghiệp cần nỗ lực mở đường đến nguồn vốn của ngân hàng trước khi quámuộn.

Mới đây theo báocáo của Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM, trên địa bàn có 60% DN nhỏ và vừa hiệnsản xuất sút kém, không đủ vốn để duy trì sản xuất và chỉ có 20% DN có cơhội vượt qua khủng hoảng. Tính trong 2 tháng đầu năm nay trên địa bàn TP cókhoảng 3.000 DN tạm ngưng hoạt động, nâng tổng số DN đang tạm ngưng hoạtđộng lên con số trên 10.000 DN.

Đòn đánh đượccho là khá mạnh khiến cho doanh nghiệp khó gượng dậy là chi phí đầu vào đãtăng quá cao. Giá cả nhiều mặt hàng liên tục tăng mạnh cộng với vốn vay lãisuất cao đã tạo thành "gọng kiềm" siết chặt doanh nghiệp trong cơn giãychết. Thêm vào đó lượng hàng tồn kho đang là một gánh nặng không nhỏ chodoanh nghiệp trong việc thu hồi vốn.

Chỉ số tồn khocủa toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở TP.HCM hiện đã tăng 17,4% sovới cùng thời điểm năm trước. Trong đó, ngành chế biến và bảo quản rau quảtăng trên 80%; sản xuất phân bón và chất ni tơ tăng gần 72%, xi măng, vôi,vữa tăng gần 62%, sắt thép tăng 53%... Với những con số trên thì doanhnghiệp đã kiệt sức trong việc gồng mình gánh lượng hàng tồn kho này.

Vẫn là chuyệndoanh nghiệp yếu kém thì tất yếu phải tự đào thải và triệt tiêu. Tuy vậyviệc giải thể của hàng loạt doanh nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trongchính sách điều hành là tác nhân không nhỏ đưa doanh nghiệp lâm trọng bệnh.

DN giải thể hàng loạt: Thuốc lãi suất chưa đến, bệnh đã di căn
 

Vốn rẻ, vốnưu đãi được đề cập đến liên tục không chỉ ở hiện tại mà từ năm trước. Ồnào là thế nhưng để doanh nghiệp tiếp cận được nó vẫn là còn là điều bíẩn. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn cho là chuyện hoang đường. Vậy chínhsách tiền tệ trong suất thời gian qua có thực sự đảm bảo ngân hàng chiasẻ khó khăn cùng doanh nghiệp hay lại là cơ hôi để cho các ngân hàng tốiđa hóa lợi nhuận.

Ở chiều hướngkhác trong một thời gian quá dài cầm cự liệu doanh nghiệp có còn đủ sưc khỏeđể hấp thụ nguồn vốn từ ngân hàng hay không. Nhiều ngân hàng đã quá lo lắngvề việc tăng trưởng tín dụng 15-17% trong năm nay. Tuy vậy những lo lắngtrên có vẻ hơi thừa khi thực tế 2 tháng đầu năm cũng chỉ tăng được khoảng2%. Vốn ngân hàng lại tiếp tục được "giằng co" khi doanh nghiệp hấp thụ yếumà ngân hàng vẫn chưa muốn cho vay vì lo ngại nợ xấu.

Lãnh đạo mộtdoanh nghiệp ở TP.HCM bức xúc tại buổi gặp gỡ với lãnh đạo TP trong tuầnqua. Vị này cho rằng, vấn đề là nhà nước cần làm gì để doanh nghiệp có thểtiếp cận được vốn vay với lãi suất thấp trong thời gian sớm nhất sau khicông bố hạ lãi suất? Việc thông báo lãi suất hạ mà con đường đưa vốn vềdoanh nghiệp vẫn chưa được mở hoặc đi bằng đường khác mất nhiều thời gianhơn. Đến khi tiếp cận được vốn thì mọi việc đã rồi.

Ông Nguyễn TrọngHạnh - phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM cho biết, cơ cấu vốn của doanh nghiệpphần lớn vẫn là vốn vay, việc cứ lo trả lãi ngân hàng thì thua lỗ là điềuđương nhiên. Trong hai tháng đầu năm 2012, số DN trên địa bàn TP.HCM ngưnghoạt động lên tới hơn 3.000 đơn vị chủ yếu vẫn là đói vốn. Trong khi đó cácngân hàng lại thấy việc cấp tín dụng liên ngân hàng hấp dẫn hơn là tín dụngcho doanh nghiệp. Vì vậy dòng vốn cứ luân chuyển ở trong nội bộ các ngânhàng còn nơi cần cấp vốn như doanh nghiệp vẫn đang còn khô hạn.

Con số 50.000doanh nghiệp ngừng hoạt đông trên toàn quốc vẫn có nguy cơ được tăng thêm.Doanh nghiệp vẫn đang sống trong hi vọng với thông tin hạ lãi suất cho vaykhi lãi huy động đã vè mức trần mới. Tuy vậy bệnh tình của đa phần doanhnghiệp đã di căn nên để thoát hiểm thì doanh nghiệp cần nỗ lực mở đường đếnnguồn vốn của ngân hàng trước khi quá muộn.

Theo VEF



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.