Giới đầu cơ thép đang xả hàng

Giá thép tiếp tục giảm sâu

Giá thép tại thị trường trong nước từ đầu tháng3 đến nay liên tục thay đổi thất thường với nhiều mức tăng, giảm kỷ lục. Theocác chuyên gia trong ngành, diễn biến bất thường này là do hoạt động mạnh củagiới đầu cơ.

Giá thép tiếp tục giảm sâu

Theo các công ty kinh doanh tại Hà Nội, kể từ đầu tháng 5 đến nay giá các mặthàng thép như: miền Nam, Pomina, Vinakyoe, Việt Úc, Thái Nguyên…liên tục đượcnhà máy thông báo giảm với mức khoảng 200 - 500 nghìn đồng/tấn. Trong đó, giảmmạnh nhất là các doanh nghiệp kinh doanh thép phía Bắc với mức hạ từ 300 -500nghìn đồng/tấn. Đối với các nhà máy ở khu vực phía Nam giảm khoảng 200 nghìn đồng/tấn.

Như vậy kể từ đầu tháng 5 đến nay, các công ty thép trong nước đã 2 lần điềuchỉnh giá bán lẻ mặt hàng này (lần đầu ngày 4/5, lần thứ hai là ngày 17/5 vừaqua), mức giảm tổng cộng cả 2 lần từ 600 nghìn đến 1 triệu đồng/tấn tùy chủngloại.

Cụ thể:  giá thép cuộn của Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) khu vực phía namtại các nhà máy dao động ở mức 13 - 13,7 triệu đồng/tấn tùy chủng loại (chưa baogồm thuế VAT).

Tại thị trường bán lẻ ở Hà Nội chiều 20/5 là: thép Việt Úc có giá 14 triệu đồng/tấn;thép Thái Nguyên có giá 14,8 triệu đồng/tấn (gồm cả VAT) giảm khoảng 500 nghìn đồng/tấnso với mức giá ngày 4/5.

Nguyên nhân của việc giảm giá này là do giá phôi nhập về trên thị trường thếgiới tiếp tục giảm mạnh, khoảng 70 USD/tấn so với cùng kỳ tháng 4, từ 670 USD/tấnxuống mức 600 USD/tấn.

Trước đó, giá thép trong giai đoạn một tháng từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4thị trường đã liên tục thay đổi với 5 lần tăng giá, tổng cộng là tăng 2,5 triệuđồng/tấn. Đây được xem là thời kỳ đỉnh điểm của thị trường này.

Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại vật tư KimKhí ở đường 70, tổ 27 khu ga, Thanh Trì, Hà Nội: giá thép liên tục giảm sâutrong thời gian vừa qua là do lượng tiêu thụ trong nửa đầu tháng 5 đến nay rấtchậm. Ước tính giảm khoảng 30 - 40% so với hồi cuối tháng 3 và 30% so với cùngkỳ năm 2009. Ngoài ra, giá phôi trên thị trường thế giới cũng đang có xu hướnggiảm giá, kéo giá trong nước hạ theo.

Giới đầu cơ thép đang xả hàng

Giảm do giới đầu cơ đẩy hàng
 
Theo nhiều công ty thép trong nước, việc tăng, giảm giá thép trong thời gian vừaqua một phần lớn là do giới đầu cơ thao túng thị trường. Vì vậy mới xảy ra hiệntượng mức độ tăng giảm khá chênh lệch so với thế giới, mặc dù giá bán ra mặthàng này trong nước phụ thuộc lớn việc nhập khẩu phôi từ các nước khác.

Theo một quan chức của Hiệp hội thép Việt Nam, giá mặt hàng này từ đầu tháng 5đến nay liên tục có xu hướng giảm mạnh là do sức tiêu thụ yếu, giới đầu cơ đangồ ạt xả hàng để cắt lỗ.

Cụ thể, theo thông kê, trong tháng 3 Hiệp hội thép Việt Nam đã tiêu thụ khoảng568.000 tấn thép xây dựng, đây được xem là mức tiêu thụ đột biến cao của thịtrường thép. Tuy nhiên theo tính toán trong một tháng, các công trình xây dựngkhông thể “ngốn” hết lượng thép khổng lồ đó. 

Điều này nói lên một lượng lớn thép đã được một số đại lý lớn đã ôm vào, chờ cơhội tăng mạnh để kiếm lời. Tuy nhiên, tình hình tiêu thị thép trong nước ở thờiđiểm hiện tại khá ế ẩm, các cửa hàng, cũng như doanh nghiệp không thể đẩy giálên cao.

Đứng trước tình trạng đó, các doanh nghiệp đều phải chuyển hướng kinh doanh. Nếuđể lượng hàng tồn kho quá lớn thì số tiền vốn đọng lại càng nhiều, khoản lãiphải trả cho ngân hàng còn cao hơn so với việc giảm giá để đẩy hàng đi. Do đó,nhiều công ty phải chấp nhận hạ giá để kích thích khách hàng mua vào, cũng làgiảm tải lượng hàng tổn kho nhằm cắt lỗ cho doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp trực tiếp sản xuất mặt hàng thép cung cấp ra thị trường lạiđưa ra khá nhiều lý do khác nhau để giải thích về vấn đề này.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Anh Vương, giám đốc Công ty thép Bắc Việt chobiết: Hiện tượng giá thép tăng giảm bất thường trong thời gian qua có ba nguyênnhân cơ bản.

Thứ nhất, yếu tố thị trường: Việc sản xuất thép trong nước phụ thuộcquá nhiều vào nguyên liệu phôi thép trên thế giới, mặt hàng này chủ yếu nhập vềdo trong nước không có khả năng sản xuất ra. Vì vậy, nó sẽ biến động khi thịtrường thế giới chao đảo. Yếu tố bất ổn chính trị trên thế giới cũng làm ảnhhưởng đến giá cả của nguyên liệu này.

Thứ hai, nguồn vốn của các doanh nghiệp: Hiện tại số vốn của các doanhnghiệp sản xuất thép trong nước phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tiền vay lãi củacác ngân hàng. Nếu lãi suất cao, công ty phải chịu sức ép lớn, giá thành bán cácthành phẩm cũng bị tác động.(Hiện tại, các doanh nghiệp trong nước đang phảitiền với mức lãi suất khá cao 14,5%/năm). 

Thứ ba, là yếu tố kinh doanh: Trong kinh doanh rất cần sự nhạy bén. Cụthể như trong trường hợp vừa qua, có rất nhiều công ty ôm hàng và xả hàng làmthị trường liên tục lên xuống thất thường. Trong trường hợp đó, nếu công ty nàothu vào, bán ra hợp lý sẽ chiến thắng. Vì vậy mới có chuyện, trong gia đoạn tănggiá kỷ lục hồi tháng 3, 4 của mặt hàng thép, một số doanh nghiệp vẫn kêu lỗ.

Trong thời gian vừa qua, mặt hàng thép luôn được giới đầu cơ tháo túng, đẩy giálên xuống thất thường. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần có biện pháp quyếtliệt hơn nữa để ổn định giá cả mặt hàng này, góp phần bình ổn giá thép đồng thờikìm chế lạm phát, đúng như chỉ thị của Chính phủ đề ra.

Theo Minh Hường
 
Giới đầu cơ thép đang xả hàng



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.