Khủng hoảng Hy Lạp phơi bày mặt trái của đồng euro

Sau khi Liên minh châu Âu (EU) ra đời, Liên minh tiền tệ châu Âu, cơ sở của đồng euro, bắt đầu được thành lập với một ảo tưởng lớn.

Sau khi Liên minhchâu Âu (EU) ra đời, Liên minh tiền tệ châu Âu, cơ sở của đồng euro, bắt đầuđược thành lập với một ảo tưởng lớn.

Một bên là các nước Áo, Phần Lan,Đức và Hà Lan - những nước có đồng nội tệ mạnh và bên kia là những nước Bỉ,Pháp, Hy Lạp, Italia,  Bồ Đào  Nha và Tây Ban Nha - những nước luôn luôn có đồngnội tệ yếu. Khi mới thành lập, liên minh này từng được coi là "một quy mô thíchhợp cho tất cả" các nước thành viên.

Thế nhưng, sau nhiều năm tồn tại,người ta đã nhận ra rằng một số nước đã phải cố gắng làm hài lòng tiêu chuẩn tàichính cho việc gia nhập và phải trả giá đắt, trong đó có Hy Lạp.

Khủng hoảng Hy Lạp phơi bày mặt trái của đồng euro

Đức và một số nước có thể từ bỏ đồng euro

Đức và "những người lạcquan” về đồng euro hy vọng rằng việc giới thiệu một đồng tiền chung vàsự cạnh tranh kinh tế toàn cầu mà họ thúc đẩy sẽ nhanh chóng dẫn đếnviệc hiện đại hóa kinh tế và xã hội ở khắp liên minh. Tuy nhiên, tìnhhình thực tế lại xảy ra theo chiều hướng ngược lại.

Thay vì kéo các nước đang bị tụthậu tiến lên, tỷ lệ lãi suất thấp mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) áp dụnglại đẩy các chính phủ và các hộ gia đình, đặc biệt ở miền nam khu vực đồng tiềnchung châu Âu (Eurozone) vào chính sách ,ngân sách phù phiếm và chi tiêu quámức.

Cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạpchỉ là diễn biến đầu tiên trong chuỗi phản ứng bắt nguồn từ đồng euro. Trong khivẫn còn ít người sẵn sàng nói về điều này, một giải pháp rõ ràng để tránh tácđộng nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu là để Đức dẫn đầu các nước thành viên ổnđịnh rút khỏi Eurozone và hình thành một khối tiền tệ mới, có quyền lực mạnhhơn. 

Khủng hoảng Hy Lạp phơi bày mặt trái của đồng euro

Người biểu tình Hy Lạp xung đột với cảnh sát vì khủng hoảng nợ

Nếu Hy Lạp đứng ngoài Eurozone,nghĩa là không sử dụng đồng euro, họ có thể phá giá đồng nội tệ để tăng sức cạnhtranh cho nền kinh tế trong nước. Thế nhưng cơ cấu tài chính của Eurozone lạibuộc nước này phải hạn chế chi tiêu công cộng, tăng thuế và cắt giảm lương củanhân viên chính phủ. Những hành động này có thể đẩy Hy Lạp vào tình trạng trìtrệ và làm suy yếu hơn nữa vị thế tín dụng quốc tế vốn đã yếu của họ.

Việc trông cậy vào các nước thànhviên khác trong khu vực euro thanh toán cho họ cũng không hơn gì, vì làm như vậysẽ phát đi một tín hiệu để các nước nợ nần khác từ bỏ những nỗ lực của riêng họvà thay vào đó dựa vào sự trợ giúp của nước ngoài.  

Tuần trước, các nước thành viênkhu vực Eurozone đã thỏa thuận một kế hoạch cung cấp cho Hy Lạp một gói cứu trợkinh tế, nếu họ không tìm được một giải pháp nào khác trong vài tháng tới để lôiHy Lạp khỏi vũng lầy nợ nần.

Kế hoạch này không chỉ phá hoạikỷ luật tài chính của khu vực mà theo một phán quyết năm 1993 của Tòa án liênbang Đức, còn vi phạm hiệp ước thành lập của Liên minh tiền tệ châu Âu và do đócho phép các nước thành viên khác rút khỏi liên minh. Nếu Đức tận dụng cơ hội đóvà rút khỏi Eurozone, họ sẽ không bị đơn độc.

Có thể các nước khác như Áo, PhầnLan, Hà Lan và có lẽ cả Pháp, cũng sẽ theo chân Đức làm như vậy, để lại đằng saucác nước nợ nần và cùng Đức tham gia vào một khối mới, ổn định, thậm chí với mộtđồng tiền chung mới. Điều này sẽ ít gây tổn thương hơn tình trạng có thể thấyhiện nay ở châu Âu.

 Theo Minh Tâm
Khủng hoảng Hy Lạp phơi bày mặt trái của đồng euro



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.