Lãi suất tiền gửi: Thực dương hay thực âm?

Một góc nhìn về chính sáchlãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thương mại hiện nay, đặt trong vấn đề lãisuất thực dương hay thực âm.

Một góc nhìn về chính sáchlãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thương mại hiện nay, đặt trong vấn đề lãisuất thực dương hay thực âm.

Lợi và hại của thực dương

Sau khủng hoảng quỹ tín dụng nhân dân 1989, niềm tin của người dân vào hệ thốngngân hàng bị sụt giảm nghiêm trọng, hệ quả là đa số người dân đều cất giữ tàisản tại nhà dưới dạng vàng, ngoại tệ... Điều này làm cho hệ thống ngân hàng ViệtNam gặp rất nhiều khó khăn.

Ngay sau đó để khôi phục niềm tin vào hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đãthực thi chính sách lãi suất huy động thực dương. Lập tức, chính sách này đãphát huy hiệu quả góp phần thúc đẩy hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tếViệt Nam nói chung.

Chính sách lãi suất thực dương đã làm tăng tính hấp dẫn của kênh tiết kiệm sovới đầu tư vào vàng, ngoại tệ, bất động sản…, qua đó giúp tăng nguồn vốn huyđộng của các ngân hàng để phân phối vốn đến các lĩnh vực có nhu cầu, thúc đẩynền kinh tế phát triển một cách hài hoà và cân bằng hơn. Đồng thời, chính sáchlãi suất thực dương cũng khuyến khích người dân tiết kiệm nhiều hơn và do đó làmtăng nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế.

Những thành công của chính sách lãi suất thực dương chính là lý do khiến Ngânhàng Nhà nước vẫn tiếp tục duy trì chính sách này từ đó cho đến nay.

Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của hệ thốngngân hàng và nền kinh tế, nhưng quá trình phát triển nhanh chóng của nền kinh tếtrong những năm vừa qua đã làm thay đổi một cách cơ bản nền kinh tế Việt Nam,điều này làm cho chính sách lãi suất thực dương trong một số trường hợp tạo racác hệ lụy tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam.

Thứ nhất, chính sách lãi suất thực dương làm cho lãi suất cho vay của các tổchức tính dụng tăng, làm tăng chi phí vốn và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả và tốcđộ tăng trưởng của nền kinh tế.

Trong một nền kinh tế đang phát triển với tốc độ cao như Việt Nam, nhu cầu vốncho đầu tư và phát triển là rất lớn, việc duy trì chính sách lãi suất cao nhưhiện nay là rào cản lớn cho sự phát triển của nền kinh tế. Lãi suất cao trongnhiều trường hợp đã loại bỏ các dự án mặc dù có hiệu quả nhưng tỷ suất lợi nhuậnkhông đủ để trả lãi, dẫn đến chỉ những dự án có lợi nhuận cao và do đó rủi rocao mới có thể vay vốn đầu tư. Hệ quả của nó là làm tăng rủi ro, giảm hiệu quảcủa kinh tế.

Thứ hai, lãi suất thực dương trong nhiều trường hợp khuyến khích người dân gửitiết kiệm thay vì đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Điều này tạo ra tác độngkhông mong muốn là làm giảm nguồn vốn thực sự đi vào đầu tư cho hoạt động sảnxuất kinh doanh và qua đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Mặt khác, lượngtiền tiết kiệm tăng lên thì tỷ lệ vốn vay cũng tăng lên tương ứng. Trong nềnkinh tế sử dụng quá nhiều vốn vay sẽ làm tăng rủi ro về tín dụng và rủi ro vềđạo đức do người đi vay không hành xử một cách có trách nhiệm với lượng vốn màmình vay được.

Lãi suất tiền gửi: Thực dương hay thực âm?
Những thành công của chính sách lãi suất thực dương chính là lý do khiến Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục duy trì chính sách này từ đó cho đến nay (Ảnh minh họa: Hồng Thúy)

Thứ ba, chính sách lãi suất thực dương chỉ đứng về người gửi tiền mà trong nhiềutrường hợp không tạo ra sự chia sẻ gánh nặng chi phí tài chính giữa người đi vayvà người cho vay. Điều này có nghĩa là mọi rủi ro bị đẩy về phía người vay nênsẽ không khuyến khích hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế.

Thực âm, nên hay không? 

Điểm tích cực dễ thấy nhất của chính sách lãi suất huy động thực âm là sẽ làmgiảm chi phí vốn và do đó khuyến khích đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động sảnxuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chính sách lãi suất thực âm cũng sẽ khuyến khích một bộ phận người dân đầu tưnguồn vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào thị trường các loạitài sản như chứng khoán, bất động sản, vàng…, tạo nguồn vốn dồn dào giúp các thịtrường này phát triển.

Mặc dù có những điểm tích cực, nhưng chính sách lãi suất thực âm cũng gây ranhiều quan ngại.

Thứ nhất, chính sách lãi suất thực âm có thể làm giảm lượng vốn huy động của hệthống ngân hàng, làm cho thanh khoản của hệ thống này gặp khó khăn nên sẽ khôngthể làm giảm lãi suất cho vay trên thị trường.

Lo ngại này là hoàn toàn hợp lý và có thực. Tuy nhiên thực tế hoạt động huy độngcủa hệ thống ngân hàng Việt Nam cho thấy sự biến động lãi suất huy động tác độngkhông lớn đến lượng vốn huy động của các tổ chức tín dụng, điển hình là trong 5tháng đầu năm 2011 khi lãi suất huy động tăng từ 13% -14% lên 18% - 19% nhưnglượng vốn huy động của các tổ chức tín dụng cũng chỉ tăng khoảng 1,5%.

Thứ hai, việc áp dụng chính sách lãi suất thực âm có thể khuyến khích người dânđầu tư quá mức vào các lĩnh vực khác như vàng, chứng khoán, bất động sản và dođó có thể làm cho các thị trường này nóng sốt. Tuy nhiên, cần phải xác định rằngngay cả khi lãi suất thực dương thì thị trường vàng, thị trường chứng khoán vàbất động sản vẫn bị méo mó bởi hoạt động đầu cơ. Điều này là do sự yếu kém trongthể chế thị trường và chính sách quản lý các thị trường này của chính phủ chứkhông thể là do tác động của chính sách lãi suất.

Mặc dù vậy, để hạn chế tác động có thể có của chính sách lãi suất thực âm (nếuđược áp dụng) đối với hoạt động đầu cơ ngoại tệ, vàng, chứng khoán, bất độngsản…, thì việc thực hiện đồng bộ các chính sách chống đô la hóa, vàng hoá vàchống đầu cơ trên thị trường chứng khoán và bất động sản là hết sức cần thiết.

Thứ ba, trong một nền kinh tế mà lạm phát như là một căn bệnh kinh niên như ViệtNam thì việc áp dụng chính sách lãi suất thực âm có thể làm cho tình trạng lạmphát thêm trầm trọng. Đây chính là quan ngại lớn nhất của những người ủng hộquan điểm lãi suất thực âm.

Mặc dù vậy, đặc điểm nền kinh tế Việt Nam cho thấy rằng, lạm phát ở Việt Nam làdo sự kém hiệu quả của quá trình phân phối vốn trong nền kinh tế và sự kém hiệuquả trong hoạt động đầu tư.

Điều này được minh chứng là ngay cả khi Ngân hàngNhà nước duy trì chính sách lãi suất rất cao như những năm gần đây nhưng lạmphát vẫn tiếp tục đe dọa. Ngược lại, chính sách lãi suất thực dương hiện nayđang là con dao hai lưỡi làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh và do đó làm chovấn đề lạm phát ở Việt Nam trở nên khó kiểm soát.

Như vậy có thể thấy chính sách lãi suất thực dương và lãi suất thực âm đều cónhững ưu và nhược điểm. Việc quyết định áp dụng chính sách nào là một lựa chọnhết sức khó khăn. Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết, chính sách lãi suấtđưa ra cần phải linh hoạt tùy theo điều kiện kinh tế cụ thể và mục tiêu chínhsách của Ngân hàng Nhà nước trong từng giai đoạn (chống lạm phát hay kích thíchkinh tế).

Trong điều kiện hiện nay, khi lạm phát đang có chiều hướng ổn định và chính sáchthắt chặt tiền tệ đã kéo dài hơn 6 tháng, lượng tiền lưu thông trong nền kinh tếđã được hút về, thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã được cải thiện đáng kể,chúng ta hoàn toàn có cơ sở để giảm lãi suất tiền gửi qua đó giảm lãi suất chovay giúp giảm gánh nặng chi phí lãi vay của doanh nghiệp mà không gây nên lạmphát trở lại.

Trong dài hạn, chính sách lãi suất tiền gửi nên theo hướng các khoản tiền gửingắn hạn (dưới một năm) là các dòng tiền nhàn rỗi tạm thời và do đó đây là cáckhoản tiền ngân hàng giữ giúp nên lãi suất thực phải theo hướng âm.

Ngược lại,các dòng tiền gửi dài hạn phải được xem là các dòng vốn tiết kiệm có tính chấtđầu tư và do đó nên áp dụng chính sách lãi suất thực dương. Điều này sẽ làm hàihoà lợi ích của cả người gửi tiền, ngân hàng và cả người đi vay tạo điều kiệnhình thành mức lãi suất hợp lý trong nền kinh tế.

* Tác giả bài viết là Chủtịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt(TVSI).

Theo Nguyễn Văn Dũng
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.