Lạm phát: Cơ quan điều hành lạc quan, chuyên gia lo ngại

Trong khi các cơ quan điều hành khá lạc quan khi chorằng lạm phát năm 2010 sẽ đạt được mục tiêu mà Quốc hội đã thông qua là dưới 7%thì nhiều chuyên gia cho rằng khả năng này là “rất khó”.

Trong khi các cơ quan điềuhành khá lạc quan khi cho rằng lạm phát năm 2010 sẽ đạt được mục tiêu mà Quốchội đã thông qua là dưới 7% thì nhiều chuyên gia cho rằng khả năng này là “rấtkhó”.

Đại diện cho cơ quan điều hànhchính sách tài khóa, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh khẳng định: “Có cơ sở đểtin chúng ta sẽ thực hiện được mục tiêu giữ chỉ số tăng giá tiêu dùng năm 2010không quá 7% như chỉ tiêu Quốc hội đã phê duyệt”.

Về một trong những nguyên nhân khiến lạm phát có thể tăng cao là một số mặt hàngthiết yếu như than, điện sẽ được điều chỉnh tăng, lương tăng... ông Ninh chorằng đều không có gì đáng lo ngại vì năm 2009, việc điều hành giá, một số mặthàng thiết yếu cũng đã được điều chỉnh tăng nhưng giá cả cũng không có biến độngvà kiểm soát được.

“Chính phủ hiện đã có chỉ đạo thực hiện đồng bộ 6 nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhómgiải pháp lớn để khôi phục phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, ổn địnhkinh tế vĩ mô, ngăn ngừa nguy cơ tái lạm phát cao. Các bộ, ngành đã và đang tíchcực triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển sản xuất điều hòa cung cầu, tàichính tiền tệ, xuất nhập khẩu, kiểm tra kiểm soát thị trường... ngay từ nhữngngày đầu của năm mới”, ông Ninh nói.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng đừng quá lo lắng về lạm phát, dù ngaytrong những tháng đầu năm 2010, Ngân hàng Nhà nước lại tăng vốn bơm qua thịtrường mở nhằm tăng thanh khoản cho ngân hàng cũng như nền kinh tế.

Nhưng Ngânhàng Nhà nước cho biết, việc cung ứng thêm tiền chỉ nhằm đảm bảo nhu cầu vốn vềthanh toán, chi tiêu trong dịp Tết Nguyên đán của người dân và doanh nghiệp tăngmạnh. Sau đó Ngân hàng Nhà nước sẽ thu hồi số tiền này, vì vậy không gây áp lựclớn đối với lạm phát.

Lạm phát: Cơ quan điều hành lạc quan, chuyên gia lo ngại

Rõ ràng là lạm phát của Việt Nam năm 2010 thế nào sẽ vẫn còn là một câu chuyện còn phải tranh cãi dài dài (Ảnh: Việt Tuấn)

Trái ngược với vẻ lạc quan này, TS. Vũ Đình Ánh,Viện Nghiên cứu thị trường giá cả nghi ngại vềCPI từ tháng 12/2009 đã tăng 1,38% - mức tăngcao nhất trong cả năm 2009 - đã gióng lên hồichuông cảnh báo về khả năng lạm phát cao có thểquay trở lại vào năm 2010. CPI của tháng 1/2010cũng tăng ở mức tương tự và đến tháng 2/2010 làtháng Tết thì CPI chắc chắn sẽ còn leo thang hơn.

Ông Ánh phải dùng tới một loạt giả thuyết để đưara nhận định rằng lạm phát cả năm 2010 có dừng ởmột con số được hay không phụ thuộc rất lớn vàobản lĩnh và cách thức điều hành các chính sáchkinh tế vĩ mô của Việt Nam: “Nếu tính quy luậtcủa diễn biến thị trường giá cả được duy trìtrong năm 2010 kết hợp với những chính sách kinhtế vĩ mô và quản lý thị trường giá cả hợp lý thìCPI cả năm có thể ở mức một con số. Nếu một hoặcmột số các điều kiện trên không đảm bảo thì CPIcó thể lên tới 12-15%”.

TS. Lê Đình Ân, Giám đốc Trung tâm Thông tin vàDự báo kinh tế - xã hội Quốc gia thì nói thẳngrằng “nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại là điềukhó tránh”.

Một trong những căn cứ để ông Ân đưa ra khẳngđịnh như vậy là trong năm 2009, tín dụng đối vớinền kinh tế đã tăng khoảng 37,7% so với cuối năm2008, gấp 7 lần tốc độ tăng trưởng GDP, tổngphương tiện thanh toán vượt mức tăng 25% trongso sánh cuối năm và đầu năm. Chênh lệch giữatổng phương tiện M2 và tăng trưởng GDP thực tếcho thấy lượng hàng hoá sản xuất ra chưa tươngxứng với lượng tiền lớn được đưa vào lưu thông.

Rõ ràng là lạm phát của Việt Nam năm 2010 thếnào sẽ vẫn còn là một câu chuyện còn phải tranhcãi dài dài. Còn nhớ, lạm phát đã từng có nhữngtiết tấu rất ấn tượng. Tại phiên chất vấn Bộtrưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc vàotháng 5/2008, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư VõHồng Phúc đã khiến cho các đại biểu “giật mình”,khi ông nhận định:

“Chỉ một chút sơ hở, lạm phátcủa năm 2007 đã cao vọt lên: chỉ số giá của 7tháng đầu năm 2007 mới ở mức 6,19%. Bộ Kế hoạchvà Đầu tư đã đưa ra khuyến cáo đó là con số cao,không chấp nhận được vì 7 tháng đầu năm 2006 chỉcó 4,4%.

Thủ tướng sau đó chỉ đạo phải cho giảmxuống và tháng 8, tháng 9 có chỉ đạo có khác hẳn,một tháng tăng có 0,5%. Nhưng tiếp theo đó chúngta lại buông lỏng, không theo dõi tiếp từ tháng10, tháng 11, tháng 12, để chỉ số giá lên đến 5%trong 3 tháng còn lại và con số cuối cùng CPI cảnăm 2007 đã là 12,63%”.

Bài học chỉ một chút buông lỏng khiến cho lạmphát năm 2007 đã trở thành “con hổ đang lên” nhưcách gọi của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc lúc bấy giờ,có lẽ đến bây giờ vẫn luôn mới.

Chắc hẳn là các chuyên gia không một ai muốnnhững cảnh báo của mình sẽ trở thành sự thật.Điều mà họ trăn trở chính là các cơ quan điềuhành đừng khi nào lơ là cảnh giác.

Theo Lê Châu
Lạm phát: Cơ quan điều hành lạc quan, chuyên gia lo ngại



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.