Nhập siêu từ Trung Quốc: Xu hướng và cảnh báo

Đinh Thành Trung, Giám đốc sản xuất Công ty Cổ phần Saga, một doanh nghiệp chuyên sản xuất cửa gỗ công nghiệp, sát Tết âm lịch vừa rồi đã sang tận Quảng Châu (Trung Quốc) mua một loạt máy khoan giàn, cưa, máy dán viền với suất đầu tư khoảng 150 triệu đồng. Quá rẻ! Đó là câu khẳng định của Giám đốc Trung

Đinh Thành Trung,Giám đốc sản xuất Công ty Cổ phần Saga, một doanh nghiệp chuyên sảnxuất cửa gỗ công nghiệp, sát Tết âm lịch vừa rồi đã sang tận QuảngChâu (Trung Quốc) mua một loạt máy khoan giàn, cưa, máy dán viền vớisuất đầu tư khoảng 150 triệu đồng.

Quá rẻ! Đó là câu khẳng định của Giám đốc Trung. Đo bằng hiệu quả,mỗi ngày, chỉ riêng chiếc máy dán viền giá ngót nghét 18 triệu đồngcó thể đạt năng suất của một tổ sản xuất 5-6 người, làm liên tụctrong 1 tuần.

Nhập siêu từ Trung Quốc: Xu hướng và cảnh báo
Nhập siêu từ Trung Quốc chiếm gần 90% tổng nhập siêu của Việt Nam trong năm 2009

Trên thực tế, với những doanh nghiệp có tổng tài sản khoảng chục tỷđồng như Saga, thiết bị từ Trung Quốc tuy không phải công nghệ nguồn,nhưng là lựa chọn thích hợp, xét trên cả khía cạnh tiềm lực tàichính và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Lo ngại lớn dần

Nhưng, Saga chỉ là một trong rất nhiều cơ xưởng tại Việt Nam có tínhđến bài toán nhập thiết bị từ Trung Quốc để sản xuất hàng trong nước.Chỉ tính riêng trong năm 2009, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng máy móc,thiết bị, dụng cụ, phụ tùng từ Trung Quốc của Việt Nam đã đạt 4,16tỷ USD trong tổng số 12,67 tỷ USD tổng nhập khẩu nhóm hàng này.

Điều này phá vỡ gần như hoàn toàn những toan tính của Việt Nam tạichiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010, với mục tiêugia tăng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ nguồn như Mỹ, EU,Nhật Bản lên 40%, một chuyên gia từ Bộ Công Thương cho biết.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 10 mặt hàng nhập khẩuchính từ Trung Quốc năm 2009, nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ,phụ tùng đứng vị trí thứ nhất với khoảng 28% tổng kim ngạch. Tiếpđến là vải các loại; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; xăngdầu; sắt thép; phân bón; nguyên phụ liệu dệt may, da giày...

Nhìn nhận vấn đề này, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tếViệt Nam cho rằng: “Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, ViệtNam đóng vai trò chuyên trách cung cấp nguyên, nhiên liệu và nôngsản thô cho Trung Quốc, còn Trung Quốc thì xuất khẩu sản phẩm côngnghiệp công nghệ thấp và trung bình cho Việt Nam với khối lượng lớnvượt trội”.

Dù những quan điểm lạc quan cho rằng, nhập khẩu công nghệ, thiết bịlà nhắm tới kỳ vọng nâng cao giá trị gia tăng trong tương lai, thựctế cho thấy, nhập siêu từ nước láng giềng đang ngày càng chiếm tỷtrọng lớn trong tổng nhập siêu của Việt Nam.

“Đã có khá nhiều cuộc nghiên cứu, tìm hiểu thực tế, nhưng cho đếnnay, không ai biết được vì sao sản phẩm của Trung Quốc lại rẻ đếnthế”, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nhận xét.

Kể từ khi quan hệ hợp tác thương mại nội khối ASEAN+3 bắt đầu đượctriển khai từ năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào ViệtNam đã tăng gấp 24,4 lần trong 10 năm, từ 673 triệu USD năm 1999 lên16,44 tỷ USD năm 2009. Trong khi đó, nhập khẩu hàng Việt Nam củaTrung Quốc chỉ tăng tương ứng khoảng 6,6 lần, từ 746 triệu USD lên4,91 tỷ USD.

Từ xuất siêu 73 triệu USD năm 1999, đến năm vừa qua, Việt Nam đãnhập siêu khoảng 11,53 tỷ USD, chiếm gần 90% tổng nhập siêu của ViệtNam.

Trong đó, xu hướng nhập siêu từ Trung Quốc kéo dài suốt 10 năm quavới tỷ lệ ngày càng tăng. Bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN 16 cách đâykhoảng 1 tháng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho rằng: “Nhập siêu của Việt Nam chủ yếu là với Trung Quốc, và vấn đề này vẫnđang tiếp tục được xử lý”.

Bài toán Nhân dântệ

Có rất nhiều lý do để “đổ lỗi” cho nhập siêu tăng cao từ Trung Quốc,như chuyện Việt Nam chưa tận dụng được quá trình phát triển củaTrung Quốc, của thị trường đang lên này; hay khả năng cạnh tranh củahàng hóa Việt Nam còn yếu; cơ cấu nền kinh tế chưa hợp lý trong cạnhtranh khu vực; vấn đề tỷ giá giữa hai đồng tiền…

Nhưng theo TS. Trần Đình Thiên, trường hợp Việt Nam không khác biệtvới phần còn lại của thế giới.

Trong xu hướng dịch chuyển thương mại của Trung Quốc, tỷ trọng cácmặt hàng xuất khẩu sử dụng nhiều lao động như nông sản, dệt, may mặc,giày da có xu hướng giảm khá rõ nét kể từ sau khi Trung Quốc gianhập WTO vào năm 2001. Trong khi đó, tỷ trọng hàng máy móc, thiết bịđiện tử, thiết bị văn phòng, viễn thông… trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu của Trung Quốc lại tăng lên nhanh chóng.

Ở một góc nhìn khác, TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiêncứu và quản lý trung ương (CIEM) cho rằng, đối với vấn đề nhập siêulớn của Việt Nam, không nên nhìn vào Trung Quốc mà phải xét trênmạng sản xuất toàn cầu. Bởi vì, sản phẩm đầu ra của một doanh nghiệp,một quốc gia có thể là đầu vào của doanh nghiệp khác, quốc gia khác.

Nhưng nói theo cách nào thì sự lớn mạnh của “người láng giềng” dù ít,hay nhiều đều có tác động đến kinh tế Việt Nam, đặc biệt là cán cânthương mại giữa hai nước có chung đường biên này.

Viện trưởng Thiên chỉ ra rằng, nếu đồng Nhân dân tệ lên giá, như cácđối tác thương mại lớn của Trung Quốc đang “tích cực” đòi hỏi hiệnnay, sẽ kích thích các nền kinh tế xuất khẩu vào Trung Quốc. Tuynhiên, với đặc điểm trong quan hệ thương mại Việt Nam và Trung Quốcnhư nói ở trên, sức hút nhập khẩu từ Trung Quốc do đồng Nhân dân tệlên giá sẽ không đơn giản.

“Xu hướng thương mại này là bất lợi cho Việt Nam, tuy nhiên nóngày càng được củng cố”, Viện trưởng Thiên khẳng định.

Đang lưu ý, nếu đồng Nhân dân tệ lên giá, xu hướng đầu tư ra nướcngoài của Trung Quốc là khó tránh khỏi, trong đó Việt Nam là một địađiểm thuận lợi có thể được tính đến.

Và ở kịch bản này, Việt Nam sẽ gắn chặt vào hai vấn đề, tiếp tụcnhập khẩu thiết bị và gia tăng nhập siêu từ Trung Quốc, và phải rấttỉnh táo trước làn sóng đầu tư công nghệ thấp và trung bình từ nướclàng giềng.

“Nếu tiếp tục kéo dài xu hướng này, không loại trừ khả năng cốđịnh hóa quan hệ thương mại và đầu tư theo kiểu Bắc - Nam giữa TrungQuốc và Việt Nam, theo đó, Việt Nam sẽ bị rơi vào bẫy tiền lươngthấp và tiếp tục tồn tại như một nền kinh tế nằm ở đẳng cấp thấp hơnso với Trung Quốc”, ông Thiên cảnh báo.

Theo Nhập siêu từ Trung Quốc: Xu hướng và cảnh báo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.