“Thuốc” đặc trị nhập siêu

Nhập siêu vài năm trở lại đây đang là bài toán đauđầu cho các nhà hoạch định chính sách. Bộ Công Thương cũng đang có nhiều nỗ lựctìm "thuốc đặc trị" cho nhập siêu.

Nhập siêu vài năm trở lại đâyđang là bài toán đau đầu cho các nhà hoạch định chính sách. Bộ Công Thương cũngđang có nhiều nỗ lực tìm "thuốc đặc trị" cho nhập siêu. Điều đáng nói là mặc dùcó nhiều giải pháp được đưa ra nhưng tình hình nhập siêu vẫn đang ở mức đáng "báođộng".

Bộ Công Thương cho biết, năm2010, mặc dù, hàng loạt biện pháp “trị” nhập siêu đã được bộ đưa ra như: Banhành hạn ngạch thuế quan, áp dụng cấp phép NK tự động, tăng thuế NK... nhưngnhập siêu vẫn có xu hướng nhích lên, ngược với diễn biến cùng kỳ năm trước.Nhập siêu quý 1/2010 đang ở con số đáng "lo ngại": 3,51 tỷ USD và chiếm tới25% kim ngạch XK, vượt quá chỉ tiêu khống chế dưới 20% kim ngạch XK mà Quốchội đã thông qua.

Khi XKphụ thuộc NK

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, 3tháng đầu năm NK phân bón tăng 24%, cao su 77%, giấy 2,8%, bông 147%, sợi cácloại 127%, thép thành phẩm 12%, phôi thép 106 %, kim loại khác cũng hơn 100%. Cơcấu NK trên cho thấy một bất cập, đó là sản xuất của các ngành hàng hiện nay quáphụ thuộc vào NK. Nhận định về các con số trên, một chuyên gia nhận định: Cùngvới sự phục hồi và tăng trưởng của sản xuất, thì việc NK nhiều mặt hàng cũng làchuyện đương nhiên.

Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây làquá nhiều ngành hàng XK chủ lực hiện nay đều phụ thuộc vào NK nguyên liệu dẫnđến tình trạng nhập siêu ngày một gia tăng .

Câu chuyện của một trong nhữngngành được coi là đứng đầu trong XK nhiều năm qua là dệt may cho thấy một nghịchlý, tuy XK tăng mạnh nhưng lại đang phụ thuộc vào NK nguyên liệu và dường nhưcác DN đang "khoái" NK nguyên liệu hơn là thu gom nguyên liệu trong nước.

Phó TGĐ Tập đoàn Dệt may VNNguyễn Tiến Trường trăn trở: Hai tháng đầu năm, để XK được 1,46 tỷ USD (tăng 13%so với cùng kỳ) thì đồng thời ngành cũng phải chi tới 991 triệu USD để nhập bông,vải, sợi, nguyên phụ liệu (riêng bông NK tăng 156,3%, sợi tăng 66,1% so với cùngkỳ). Kim ngạch NK của ngành dệt may càng tăng mạnh khi mà giá các mặt hàng NKtăng chóng mặt: giá bông tăng 40% từ 1,4 USD/kg hiện nay 1,9 USD/kg, giá vảităng 20%, chỉ tăng 24%.

“Thuốc” đặc trị nhập siêu

Không chỉ dệt may, ngay cả ngành giấy, một trongnhững ngành được coi là có nguồn nguyên liệutrong nước khá dồi dào nhưng sự phụ thuộc nàycũng đang được coi là một nghịch lý. Hiện nay,có tới 60% nguyên liệu sản xuất của ngành nàyphụ thuộc NK, trong đó, mỗi năm, bột giấy nhập100 triệu USD, giấy loại 200 triệu USD. Tại saolại có nghịch lý như vậy?

Theo giải thích của một chuyêngia trong ngành giấy thì: Lý do là các dự án sản xuất bột giấy gặp khó khăn làvốn nên vẫn chưa thể đi vào sản xuất. Giấy loại chiếm 70% nguyên liệu sản xuấtgiấy, trong khi thu gom trong nước chỉ được 40%. Chính vì vậy, DN vẫn "khoái" NKgiấy loại hơn là mua trong nước vì giá thấp hơn, chất lượng phân loại cao hơn vàthủ tục NK cũng đơn giản hơn.

Ông Vũ Ngọc Bảo - Tổng Thư kýHiệp hội giấy cho rằng, để ngành giấy ở tình trạng trên có nhiều nguyên nhân,trong đó lỗi cũng không hẳn hoàn toàn từ phía DN. Ông đề nghị:

Để khuyến khíchDN thu mua giấy loại trong nước thì nên xóa bỏ các loại thuế với các loại hìnhthu gom, mua bán giấy loại, đẩy nhanh các dự án sản xuất giấy bột đi vào sảnxuất, tuyên truyền để người dân dùng giấy ngoại. "Nếu các dự án sản xuất bộtgiấy sớm đi vào hoạt động, năm 2012, ngành giấy sẽ không còn phải NK bột giấynhư hiện nay" - ông Bảo khẳng định.

Thích"xài" hàng NK

Đây cũng là một trong những lý dokhiến cho tình trạng nhập siêu ngày một gia tăng. Nhiều Hiệp hội ngành hàng bứcxúc vì có rất nhiều mặt hàng trong nước sản xuất được nhưng DN vẫn "lách" đượcluật, quy định để NK. Theo phản ánh từ Hiệp hội thép, các mặt hàng thép cán nóngvà cán nguội, trong nước đã sản xuất được và còn thừa công suất nhưng vẫn đượcNK ồ ạt và giá vẫn tăng.

Ông Nguyễn Gia Tường - Phó TGĐTập đoàn hóa chất VN, cũng nêu thực tế sính ngoại khiến nhập siêu tăng. Ông chobiết công suất sản xuất mặt hàng phân bón NPK trong nước đã thừa nhưng mặt hàngnày vẫn được DN NK, khiến tồn kho phân bón NPK của DN trong nước tăng.

Thậm chí, để giảm thiểu nhập siêu,Chính phủ đã yêu cầu kiểm soát NK vật tư máy móc thiết bị toàn bộ, lên danh mụccác mặt hàng máy móc trong nước đã sản xuất được. Thế nhưng, ông Ngô Văn Trụ -Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, tình hình này vẫn chưa được kiểm soát. Nhữngbộ phận điều khiển của nhà máy nhiều điện, máy biến áp dùng trong các nhà máyđiện... trong nước đã sản xuất được nhưng vẫn phải NK.

Cụ thể như máy biến thế 500 kVcách đây 5 năm do trong nước không sản xuất được nên cho NK với mức thuế ưu đãi.Hiện nay, sản xuất trong nước đã đáp ứng được yêu cầu nhưng vẫn được ưu đãi thuếnên sản phẩm trong nước không tiêu thụ được. Hệ thống thiết bị của các nhà máynhiệt điện cũng phần lớn là hàng Trung Quốc do họ thắng thầu thi công và cungứng luôn thiết bị, thậm chí nhân công...

Nhập siêu đang chịu tác động kép vì không chỉ lượng mà giá các mặt hàng phụ thuộc NK thời gian qua tăng rất mạnh. So với cùng kỳ năm trước, thức ăn gia súc tăng 140%, lúa mì tăng 141%, xăng dầu tăng 27%, hóa chất tăng gần 40%, nguyên liệu dược phẩm tăng 61%, thuốc trừ sâu 51%, giấy tăng 62,9%, vải tăng 20%, máy móc tăng 12%, hàng điện tử tăng 60%...

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng sở dĩNK các nhóm hàng gia dụng, điện - điện tử, nôngsản, phụ tùng và ôtô nguyên chiếc... tăng caotrong thời gian qua cũng một phận là vì tâm lýsính ngoại của người dân.

Chặn...từ xa

Trước tình hình nhập siêu ngàymột gia tăng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết, bộ đã banhành nhiều biện pháp kiềm chế nhập siêu như: Đẩy mạnh XK, và tăng cường hạn chếNK. Rất nhiều biện pháp hạn chế NK đã được ban hành đối với các mặt hàng tiêudùng xa xỉ, không khuyến khích sử dụng như ôtô nguyên chiếc dưới 9 chỗ, xe máy,nước hoa, mỹ phẩm, rượu ngoại...

Đối với nhóm hàng có nguy cơ ảnhhưởng đến môi trường, sức khỏe của người dân và trong nước đã sản xuất được...Bộ Công Thương tăng cường kiểm soát NK bằng nhiều biện pháp: áp dụng hạn ngạchthuế quan, giấy phép NK, thắt chặt quy trình thông quan, kiểm tra chất lượng,xuất xứ đối với nhóm hàng nông lâm sản, thuốc, thuốc bảo vệ thực vật...

Nhằm giúp DN tăng cường sản xuấtnhững mặt hàng phục vụ XK, bộ đã kiến nghị một số chính sách phát triển XK:Điều chỉnh tỷ giá USD, thậm chí can thiệp không để giá một số mặt hàng nông sảnxuống đến mức gây thiệt hại cho người nông dân và DN.

Để kiểm soát nhập siêu,bên cạnh việc tăng cường XK, Bộ Công Thương sẽ đề xuất danh mục các mặt hàng cầnáp dụng hạn ngạch NK, hạn ngạch thuế quan hoặc giấy phép NK, áp dụng các biệnpháp kiểm soát NK và quy trình thông quan đối với các nhóm hàng cần kiểm soát.

Ông Biên nhận định: Những biệnpháp trên chưa mang lại kết quả mong muốn do các biện pháp hạn chế nhập siêuhiện nay chủ yếu tập trung vào nhóm các mặt hàng tiêu dùng nhưng tỷ trọng củanhóm này rất thấp, chỉ chiếm 8,8% trong tổng kim ngạch NK. Trong khi, nhóm hàngcần NK là nguyên liệu, máy móc thiết bị chiếm tới 82,6% lại khó áp dụng các biệnpháp hạn chế.

Ông Huỳnh Đức Thắng - Phó Vụtrưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) cho rằng để kiểm soát nhập siêu ngoài biệnpháp thương mại, điểm mấu chốt để giải quyết vấn đề vẫn là Chính phủ cần banhành nghị định về quy hoạch, phát triển công nghiệp phụ trợ để chủ động vềnguyên phụ liệu. Như thế, đến năm 2015, mới có hi vọng đạt được sự cân bằng giữaNK và XK.

Theo “Thuốc” đặc trị nhập siêu



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.