Trung tâm thương mại cao cấp đìu hiu

Nhiều chuyên gia cho rằng,nguyên nhân do kinh tế khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và nhucầu tiêu dùng sản phẩm cao cấp của người dân Thủ đô chưa nhiều do thu nhậpcòn thấp.

Nhiều chuyên gia cho rằng,nguyên nhân do kinh tế khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và nhucầu tiêu dùng sản phẩm cao cấp của người dân Thủ đô chưa nhiều do thu nhậpcòn thấp.

Vắng vẻ

 

2h chiều tại Trung tâm thương mạiGrand Plazakhách đến mua tại các quầy hàng không nhiều. Tại tầng 1, quầy hàng mỹ phẩmHàn Quốc của hãng Thefaceshop ngoài các nhân viên trong hàng không thấy cóbóng khách nào xem hàng. Tình trạng tương tự không chỉ xảy ra với quầy hàngmỹ phẩm mà hầu hết tất cả các cửa hàng tại TTTM này. Trên tầng 2, hãng thờitrang Giovanni, đồng hồ Roy Ban... cũng vắng khách.

 

Tại GrandPlazanhiều quầy hàng đóng cửa như Đồ ở nhà Wow, Thời trang Vera,... Nhiều quầyhàng đã được phân chia nhưng chưa có đơn vị nào thuê mặt bằng để sử dụng.Nhân viên bán hàng của một cửa hàng trang sức tiết lộ: Có hôm cả ngày, chỉcó hai khách đến ngắm gian hàng, thử hàng nhưng không ai mua. Ngồi bán hàngtại đây khá nhàn.

 

Nằm ở vị trí khác đắc địa, ngay ở khu vực Ngã TưSở, tuy nhiên Trung tâm thương mại Pico Mall cũng thưa khách. Không vắng hoenhư ở GrandPlazanhưng số lượng khách đến đây cũng không nhiều như ở các siêu thị, TTTM bìnhdân khác. Theo quan sát của PV, số lượng khách trên mỗi tầng siêu thị cũngkhoảng chục người. Hai người phụ nữ vào Trung tâm thay vì ngắm đồ thì chạyluôn ra khu vực trang trí chào mừng 8/3 của TTTM để chụp ảnh.

 

Chị Hoàng Anh (nhân viên công ty xây dựng ở khuvực Ngã Tư Sở) sau khi chụp ảnh xong, cho biết: Lúc trưa đang rảnh rỗi, mấychị em không biết làm gì nên vào đây để chơi. Giá cả đắt như vậy, nhân viênnhư mình mua bộ mỹ phẩm, một bộ quần áo xong thì về nghỉ ăn cả tháng. Mọingười trong cơ quan mình ít khi dùng hàng hiệu lắm, chỉ dùng đồ bình dânthôi. Trên tầng 2, các gian hàng giày dép, quần áo: Adidas, Bata,Cristófoli... hầu như vắng khách, nếu có chăng khách chỉ vào thăm quan, thửđồ. Mặc dù nhiều gian hàng cũng có chương trình khuyến mại giảm giá từ 20 -50% cho khách hàng.

 

Bà Nguyễn Thị Ngọc, bán nước gần TTTM Pico Mallcho biết: Sau khi TTTM xây dựng, không gian ở đây cũng thoáng đãng, chiềuchiều trẻ con và người lớn trong khu vực lại ra đây chơi. Buổi tối mọi ngườicũng đi tập thể dục ở khu vực này.

 

Không quá cao cấp như nhiều TTTM khác, nhưngTrung tâm Thương mại Chợ Hàng Da sau khi được sửa chữa, nâng cấp thì đã trởnên đìu hiu. Tầng 1 tập trung bán quần áo và rượu với các mặt hàng từ bìnhdân cho tới cao cấp, khách thưa thớt. Một số ki ốt cho thuê, một số ki ốtđóng cửa nghỉ bán hàng. Chị Nguyễn Thị Hồng, bán hàng tại Trung tâm thươngmại Chợ Hàng Da tâm sự: Từ khi Chợ Hàng Da được sửa chữa khách đến mua hàngít hẳn đi. Nhiều chị em đã cho thuê ki ốt để đi làm ăn chỗ khác. Có nhiềungười đi bán ngày được, ngày mất. Có thể do việc gửi xe mất tiền, rồi đi lạikhông thuận tiện như trước nên người dân ngại đến đây mua hàng.

 

Trung tâm thương mại cao cấp đìu hiu

Hàng loạt các trung tâm thương mại (TTTM) cao cấp được xây dựng tại Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, số lượng khách đến không nhiều. 

 

Tiếp tục pháttriển?

 

Tại tầng 1, nơi bán rượu, quần áo, vải sợi...của Chợ Hàng Da, bà Thảo bán quần áo dòng second hand (đồ đã qua sử dụng)với mức giá giảm 50% nhưng vẫn không có khách hỏi mua. Xung quanh các gianhàng toàn tiếng người bán hàng tụ tập, nói chuyện với nhau. Theo bà Thảo,mua kiot ở đây khoảng hơn 1 tỷ (khoảng 6m2). Hiện tại nhiều người đã muakiot nhưng không bán hàng và cho thuê lại với giá 6 triệu đồng/tháng. Cộngtiền nước, điện, phí dịch vụ, mỗi tháng chủ kiot phải trả cho Ban quản lýchợ chừng 6,5 triệu đồng.

 

"Ngày nào tôi bán nhiều thì được khoảng 1 triệuđồng tiền hàng và tiền lãi. Trừ đi trừ lại cũng không còn bao nhiêu. Nhưngđã mua kiot rồi, nếu không bán thì hàng tháng vẫn phải trả khoảng 5 triệuđồng. Thôi thì cứ ngồi bán, được đồng nào hay đồng đó. Nhiều cửa hàng nhậpđược hàng giá rẻ, lãi khoảng 30 - 50% so với giá gốc thì bán cũng được.Nhưng khách vào đây không nhiều như ở chợ cũ. Ở đây nhiều kiot đang rao chothuê mà chưa có ai hỏi. Họ chuyển đi bán ở chỗ khác, lãi nhiều hơn và chấpnhận trả tiền thuê kiot hàng tháng cho Ban quản lý", bà Thảo chia sẻ.

 

Đồng thời, bà Thảo cũng tiết lộ, trên tầng 2 làTTTM chuyên bán mặt hàng cao cấp nhưng số lượng khách đến không nhiều, dùnhiều mặt hàng được giảm giá từ 20 - 40%. "Một vài người bạn tôi làm đại lýcho hãng thời trang lớn nhưng sau khi tham khảo thì quyết định thuê một cửahàng bên ngoài phố bán chứ không thuê bên trong chợ vì khách ít quá".

 

Theo một khảo sát của Công ty Nghiên cứu thịtrường AC Nielsen, người tiêu dùng ViệtNam mua hàng khuyến mại nhiều nhất khu vựcchâu Á - Thái Bình Dương.

 

Theo đó 87% lượng người thường xuyên mua hàngkhuyến mại so với mức trung bình 68% của khu vực; 56% người tiêu dùng tíchcực "săn" hàng khuyến mại khi đi mua sắm, so với khu vực là 38%. Đây là mộttrong những nguyên nhân khiến các TTTM cao cấp liên tục tung ra những chươngtrình khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng.

 

Thế nhưng, trong điều kiện kinh tế như hiện nay,dù có tung ra các chiêu khuyến mại, khách Việt vẫn thờ ơ với hàng cao cấp.Thực tế đã cho thấy, nhiều Trung tâm thương mại sau một thời gian ra mắt khárầm rộ thì chìm vào quên lãng và biến thành những dịch vụ khác. Chẳng hạnnằm tại vị trí khá đắc địa giữa hai con đường Lê Duẩn và Hai Bà Trưng (quận1, Thành phố Hồ Chí Minh), khu TTTM Kumho Asiana ngày ra đời hẳn mang theonhiều hy vọng. Song chỉ được một thời gian ngắn những cửa hàng thời tranglần lượt được thay thế bằng nhà hàng, quán cà phê.

 

Theo VEF



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.