Xoay quanh Thông tư 20/ 2011/ TT - BCT: Buồn!

Câu chuyện đang sôi nổi hiện nay đối với lĩnh vực ôtô, với tất cả những aiquan tâm đến sự phát triển của ngành công nghiệp này, của việc mua hay báncủa từng cá nhân… là những vấn đề của Thông tư 202011TTBCT của Bộ CôngThương.

Câu chuyện đang sôi nổi hiện nay đối với lĩnh vực ôtô, với tất cả những aiquan tâm đến sự phát triển của ngành công nghiệp này, của việc mua hay báncủa từng cá nhân… là những vấn đề của Thông tư 20/2011/TT-BCT của Bộ CôngThương về quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu ôtô chở người loại từ 9 chỗngồi trở xuống.

Buồn, nhất là đối với người tiêu dùng, vì có lẽ hầu hếtkhông ai nghĩ điều này lại xảy ra, nhất là đối tượng ban hành lại là Bộ CôngThương chứ không phải là Bộ Tài chính. (Thường là đối lập nhau rất nhiều vềquan điểm trong việc đưa ra cách chính sách cho lĩnh vực này).

Hết đối trọng

Bất ngờ là điều mà ai (trừ những người soạn thảo và ký) đều cảm nhận khi đọcthông tư này. Tại sao ? Nhiều, nhưng điều mà ai cũng dễ nhận thấy, như dư luậnđã đưa ra trong thời gian vừa qua là thông tư này chỉ có lợi cho các thành viênthuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô VN (Vama) mà thôi và bóp nghẹt các nhà nhậpkhẩu và kinh doanh ôtô khác, hạn chế việc lựa chọn đối với người tiêu dùng.

Đến thời điểm hiện nay, có thể khẳng định là bao nhiêu năm qua chúng ta đã đưara rất nhiều chính sách để ủng hộ các liên doanh nhằm thúc đẩy họ cố gắng nângcao tỉ lệ nội địa hoá, ngõ hầu nâng cao, phát triển ngành công nghiệp ôtô VN.

Nhưng, đến thời điểm hiện nay, chúng ta cũng thừa nhận là mục tiêu đó gần nhưthất bại, ngành công nghiệp ôtô VN vẫn chỉ là lắp ráp. Nếu bàn, nói về tráchnhiệm của sự chậm, sự không phát triển của lĩnh vực này thì Bộ Công nghiệp cũ vàBộ Công Thương hiện nay phải là đơn vị chịu trách nhiệm đầu tiên. Trong trườnghợp này, tôi không muốn nói kỹ về vấn đề này, mà chỉ muốn nói đến một vấn đềthực tế hơn là với những quy định này, bản thân ngành công nghiệp ôtô sẽ đánhmất nhiều lợi thế.

Xoay quanh Thông tư 20/ 2011/ TT - BCT: Buồn!
Xe nhập khẩu ngày càng “thất thế” vì chính sách (Ảnh: DĐDN)

Trước hết, khi Bộ Công Thương trước đây đã ủng hộ việc nhập khẩu xe cũ và xemới. Điều này là hợp lý vì: Nếu nhìn vào lượng bán hàng của Vama và tổng sốlượng bán hàng của thị trường ôtô trong những năm vừa qua thì có thể thấy đượcvai trò của xe nhập khẩu, thực sự trở thành một đối trọng đối với các loại xeđược lắp ráp trong nước.

Sự tồn tại của cái được xem là đối trọng đó đã mang lạinhiều lợi ích cho thị trường, người tiêu dùng và ngành công nghiệp mà rõ nhất làbản thân các liên doanh không còn tính độc quyền và vì vậy họ, dù không gia tăngđược tỉ lệ sản xuất trong nước (do xe lắp ráp trong nước vẫn được hưởng lợi mứcthuế) nhưng đã có những thay đổi tích cực đối với việc cho ra đời hàng loạt mẫumã xe mới cũng như thay đổi hoàn toàn quan điểm về các dịch vụ bảo hành, bảodưỡng...

Và với những quy định trong Thông tư 20 thì điều này gần như không tồntại, các doanh nghiệp lắp ráp trong nước lại có cơ hội “muốn làm gì thì làm”, aicũng chịu thiệt. Đó là chưa tính đến hàng loạt yếu tó khác như việc thay đổichính sách đột ngột, thường xuyên...

Có đạt dược mục tiêu?

Mục tiêu của Thông tư 20 là nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hạnchế nhập siêu và đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Những mục tiêu này thực sựcần thiết, nhưng như một chuyên gia lão làng trong lĩnh vực này thì từ khi có xenhập khẩu đến nay, gần như không ai phàn nàn về chất lượng các loại xe này(trong khi xe lắp ráp trong nước thì rất nhiều). Trên thực tê điều này hoàn toànđúng. Và nếu như vậy thì việc đảm bảo an toàn giao thông đường bộ hiểu một cáchcụ thể là như thế nào? Chịu!

Bàn về vấn đề hạn chế nhập siêu thì cũng nhiều điều cần nói. Nếu nói xe nhậpkhẩu nguyên chiếc làm tăng nhập siêu thì không sai. Vậy nhưng, nếu so sánhgiữa việc nhập khẩu xe nguyên chiếc và nhập khẩu bộ linh kiện phụ tùng thìtổng giá trị nhập khẩu bộ linh kiên, linh kiện của các DN lắp ráp trong nướccao hơn nhiều.

Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao không đưa ra các biện pháp hạnchế cả việc nhập khẩu xe nguyên chiếc lẫn nhập khẩu bộ linh kiện phụ tùng?Có như vậy mới thực sự công bằng và đúng mục đích.

Ngay bản thân đại diệnmột DN liên doanh cũng khẳng định, nhu cầu mua sắm ôtô của VN vẫn liên tụctăng. Vậy thì việc hạn chế nhập khẩu ở chỗ này và phình ra ở chỗ khác thìbản chất không thay đổi. vấn đề chỉ là có lợi cho ai? Điều này thì ai cũngbiết, nhưng chắc chắn là sẽ không có lợi cho người tiêu dùng lẫn ngành côngnghiệp ôtô.

Theo Linh Anh
DĐDN



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.