"Không dám" đào tạo Phi Thanh Vân

"Chắc tôi chưa đủ tài để gọt dũa những khả năng âm nhạc bẩm sinh ấy, tự nhiên nó đột phá, và bứt phá quá tôi không dám động sợ cháy tay", NSND Thanh Hoa nói về "thảm họa âm nhạc" Phi Thanh Vân.

"Chắc tôi chưa đủ tài để gọt dũa những khả năng âm nhạc bẩm sinh ấy, tự nhiênnó đột phá, và bứt phá quá tôi không dám động sợ cháy tay", NSND Thanh Hoa nóivề "thảm họa âm nhạc" Phi Thanh Vân.


Có loại nhạc quái gở, đángthương

"Không dám" đào tạo Phi Thanh Vân
NSND Thanh Hoa.

- Bà sắp mở trường đàotạo ca sĩ, theo bà, điều gì có thể giúp các ca sĩ trẻ trưởng thành nhanhchóng và có phong cách riêng?

- Tôi đang kết hợp với một sốnghệ sĩ mở một lớp huấn luyện lấy tên Tinh hoa nghệ thuật Việt. Trong đó bất kỳca sĩ nào đến học, các ca sĩ đã đoạt giải sẽ học giao tiếp với khán giả, giảiphóng cơ thể, sẽ có các MCchuyên nghiệp dạy họ giao lưu với khán giả. Tôi lấy ví dụ, những cáchgiải phóng cơ thể là học nhảy, vũ đạo, nhạc nhẹ với những chuyên gia từ nướcngoài. Dạy biểu cảm thì có NSND Lê Khanh hướng dẫn cách thể hiện tác phẩm thếnào, biểu hiện gương mặt ra sao. Nghệ sĩ Ngọc Bích dạy các ca sĩ đi đứng thế nàocho ra phong cách nghệ sĩ. MC Chiến Thắng và Thảo Vân dạy cách giao lưu. Để nângcao nghiệp vụ âm nhạc, tôi sẽ mời một số giảng viên ở Học viện âm nhạc Quốc giaVN như Trọng Ánh, GS Hội La, NSƯT Đức Long. Thành Lê giảng viên trẻ của trườngdạy các em về kỹ thuật trong cách hát dân gian sao cho vẫn cao, vẫn lên được màvẫn ngọt ngào.

- Bà nghĩ sao về nhạc thảmhọa? Bà đã nghe thảm họa V-pop bao giờ chưa?

- Nhạc thảm họa chỉ là tạm thời.Rõ ràng họ cũng quá bức xúc, có khát khao đổi mới, khát khao làm điều gì đó ấntượng để người ta chú ý đến mình, giống như những đứa trẻ không được bố mẹ quantâm đã tự nhốt mình để được chú ý. Cứ coi đây là sự cố tình gây sự chú ý của mọingười. Nếu không nhìn bằng con mắt bao dung thì thấy điều này thật quái gở.Nhưng nếu nhìn bằng sự bao dung thì đó là sự đáng thương, vì họ cố tình làm sựđể ý nhưng đó là sự thái quá.

Thú nhận là tôi đã già và khôngthể nghe nổi. Tôi từng tò mò mở ra nhưng không nghe nổi nửa bài. Riêng bài Danâu của Phi Thanh Vân thì tôi nghe rồi mà cứ tưởng chưa hết, khi biết hếtrồi thì không hiểu mình vừa nghe cái gì.

- Giả sử Phi Thanh Vân ra Bắc,xin theo NSND Thanh Hoa để học hát, bà sẽ nghĩ sao?

- Chắc tôi chưa đủ tài để gọt dũanhững khả năng âm nhạc bẩm sinh ấy, tự nhiên nó đột phá và bứt phá quá tôi khôngdám động sợ cháy tay.

- Trên thế giới, đã có nhiềunghệ sĩ bị trầm cảm, không có lối thoát, họ tìm đến với rượu, ma túy, thuốc lávà có người đã chết. Trường của bà có dạy cho nghệ sĩ phương pháp đối phó vớisức ép từ công chúng và cách đối mặt với bi kịch không?

- Ở Việt Nam, ca sĩ khôn lắm, chảdại gì tìm đến cái chết đâu. Chỉ có những người cố tình gây ồn ào bằng cách“giật tóc móc tai”, chứ chả bao giờ họ chết cả. Những người đã vào Tinh hoa nghệthuật Việt là những người yêu nghệ thuật tới cùng, muốn hoàn thiện mình hơn.Nghĩa là họ vốn yêu nghệ thuật và rất yêu cuộc sống, vào đó một thời gian họ sẽtự tin hơn, có một dáng đi đẹp hơn, mắt biểu cảm tốt hơn, động tác chính xáchơn, họ biết họ đang hát gì và sẽ tự tin hơn nhiều.

"Không dám" đào tạo Phi Thanh Vân
Riêng bài Da nâu của Phi Thanh Vân thì tôi nghe rồi mà cứ tưởng chưa hết, khi biết hết rồi thì không hiểu mình vừa nghe cái gì.

Danh hiệu không phải đồ trangsức

- Hiện nay, dư luận đang bàn nhiều đến giải thưởng Nhà nước, danh hiệuNSND, NSƯT. Cá nhân bà từ những trải nghiệm và quá trình đạt được danh hiệu đónhư thế nào?

- Thú thực, các nghệ sĩ không baogiờ nhớ được thành tích của mình. Tôi từng phải làm lại bản khai NSND rất nhiềulần vì bị nói là thành tích quá ít vì tôi không biết kê khai thế nào. Thời củatôi, việc được nhà nước công nhận khá là êm đềm, vì có lẽ nó là đích thực.

- Tại sao bây giờ lại có nhiềudư luận, tranh chấp như vậy?

- Tôi nghĩ, những người khi đãlàm hồ sơ xin danh hiệu NSND, NSƯT thì thử xem lại mình đã thực sự đủ tiêu chuẩnchưa, mình đứng ngang hàng với các NSND khác liệu có đuối quá không và đã thựcsự cống hiến hay không?

Danh hiệu không phải là đồ trangsức để lấy oai cho bất kỳ cá nhân nào, mà khi đạt danh hiệu đó tức là gánh trênvai một trách nhiệm rất nặng nề, phải tiếp tục phấn đấu cả một chặng đường rấtdài để trả ơn cho công chúng, những người đã tặng cho mình danh hiệu đó.

- Theo bà, liệu việc xét duyệtcủa chúng ta đã chuẩn chưa?

- Vẫn có những người xứng đáng,có uy tín trong lòng khán giả nhưng người ta không nộp hồ sơ. Quang Lý NSƯT làmột trong những người hát cùng thời với tôi, giọng ca của anh ấy rất đáng đượctrân trọng. Cẩm Vân cũng cần phải được ghi nhận. Tôi nghĩ chúng ta đừng để quáthiệt thòi cho những người cả đời đam mê nghệ thuật mà lại ghi nhận những ngườicơ hội, háo danh. Có những nghệ sĩ nhân dân nói tên mà nghĩ mãi không biết làai.

- Khi được danh hiệu NSND, bàcó được giá trị vật chất gì đi kèm?

- Tôi không nhớ rõ, hình như đượcmột số tiền dưới 10 triệu. Trước đây, tôi nghe nói NSND được mỗi người một phầnđất, nhưng đến thời của tôi thì không còn nữa. Sau đó tôi cũng không được gìthêm.

Sự nổi tiếng đến từ tình yêu củakhán giả dành cho mình ở thời đó rất hiển nhiên, không áp đặt được. Tôi đượcdanh hiệu NSƯT và NSND đều muộn (2001), sau rất nhiều người.

Khi nhận danh hiệu, tôi thấytrách nhiệm rất nặng nề, vì tôi hiểu mình không còn là “tình nhân” của khán giảnữa, không hát trên sân khấu được nhiều. Tôi chuyển sang thành lập công ty đểlàm những việc mình mong muốn về văn hóa, nghệ thuật. 

"Không dám" đào tạo Phi Thanh Vân
NSND Thanh Hoa hạnh phúc bên chồng và con trai. (Ảnh: Lê Thoa).

Phan Huyền Thư luônnhận phần thiệt thòi

- Mới đây con gái của bà, biênkịch Phan Huyền Thư đệ đơn kiến nghị phản đối trường hợp của đạo diễn NguyễnThước trong việc xin giải thưởng Nhà nước, ý kiến của bà về việc này ra sao?

- Nói đến phim thì Thanh Hoangoại đạo, nhưng tôi tin ở con gái mình vì Thư không phải là người thích tranhchấp, từ bé ở nhà, Thư luôn chịu thiệt thòi và luôn chia sẻ với những người xungquanh, cá tính của Thư là làm việc không phải vì thành tích, mà là vì đam mê.Tôi tin rằng nếu như Thư đã lên tiếng thì chắc chắn là đúng, đó là niềm tin củamột người mẹ vì không ai hiểu con gái mình bằng mẹ.

Thư luôn biết nhường nhịn, khôngháo danh, đam mê nghề nghiệp. Tôi đã đọc hết những bài báo và quyết định của BộVHTT&DL về trường hợp này, đó là giải thưởng dành cho cá nhân, mà là giải thưởngcho tác phẩm, cụm tác phẩm. Nếu như chúng ta bình tĩnh hơn, nhìn lại nhau thânthiện hơn, chắc là mọi việc sẽ không như vậy. Những gì ầm ĩ trên báo chí cũngchỉ làm mất thêm hình ảnh mà khán giả ngưỡng mộ.

- Bà có biết là mối quan hệcủa đạo diễn Nguyễn Thước và Phan Huyền Thư đã xấu đi mấy năm nay không?

- Bản thân tôi không nhớ nổi mặtanh Thước nếu như không xem báo, vì anh ấy không liên quan đến gia đình tôi. Tấtcả bạn bè đồng nghiệp của Thư là của Thư, và bạn bè đồng nghiệp của tôi là củatôi, gia đình tôi rất độc lập trong quan hệ công việc, chỉ ràng buộc nhau bằngquan hệ tình cảm, do đó nên tôi không biết về mặt cá nhân anh Thước và Thư rasao.


Theo Đất Việt



Phim Việt bội thực tiểu tam, khán giả thì khát phim chữa lành
Khán giả đang bội thực với những tình tiết ngoại tình, chính thất đấu đá đáp trả tiểu tam đang nhan nhản trên các bộ phim Việt của VTV. Trong khi đó, những tác phẩm nhẹ nhàng, đáng yêu lại rất hiếm hoi.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.