NSND Đặng Thái Sơn: Rất sợ hai tiếng “thần đồng”

Ông đã phải bỏ ngang rất nhiều công việc để có thể về nước đồng hành cùng các thí sinh trong những ngày cuối của cuộc thi Piano quốc tế lần I. Những gì diễn ra có làm ông hài lòng?

Đang trong thời điểm hết sức bận rộn, NSNDĐặng Thái Sơn vẫn cố gắng trở về Việt Nam, đảm nhận vị trí chủ tịch danh dựvà giám đốc nghệ thuật của cuộc thi Piano quốc tế Việt Nam lần I. Ông đãdành cho báo chí một cuộc trao đổi về những cái được và chưa được của cuộcthi lần này. 

Ông đã phảibỏ ngang rất nhiều công việc để có thể về nước đồng hành cùng các thí sinh trongnhững ngày cuối của cuộc thi Piano quốc tế lần I. Những gì diễn ra có làm ônghài lòng?

NSND Đặng Thái Sơn: Rất sợ hai tiếng “thần đồng”
NSND Đặng Thái Sơn Ảnh: Hi Lam

Thực ra, tôi chỉ theo dõi thí sinhbảng C tranh tài trong ngày cuối cùng nên không thể đưa ra một nhận xét tổngquan về cuộc thi. Theo các giám khảo khác, trình độ bảng A và bảng B kém hơn mộtchút so với bảng C. Riêng về bảng C (độ tuổi từ 18-25), tôi đánh giá, độ chuyênnghiệp rất cao. Và điều này làm cho tôi phấn khởi.

Tại cuộc thi, thí sinh ViệtNam áp đảo về số lượng nhưng không giành được một giải Nhất nào, kể cả nhữnggương mặt đã từng đoạt các giải thưởng cấp khu vực trước đó. Theo ông, so vớicác thí sinh quốc tế, chúng ta còn thiếu gì?

Nếu nói đến sự chuyên nghiệp, thísinh Việt Nam và quốc tế gần như không có sự chênh lệch. Chúng ta không chạmđược đến giải Nhất là vì chuẩn bị chưa kỹ càng. Đây là sự thiệt thòi của thísinh Việt Nam. Thi Piano quốc tế cũng gần giống như tham dự Thế vận hội, muốn cóhuy chương nhất định phải tập luyện lâu dài, bài bản. Nhưng ở ta thì nhiều khi,thường đến phút chót mới cuống lên chạy nước rút. Vậy thì làm sao hoàn hảo được.Mà trong thi cử, chỉ chệnh nhau một chút thôi cũng đã đủ để phân định ngôi thứ.

Nhiều người cho rằng, thí sinh tathua thiệt một phần do cơ sở vật chất chưa được hiện đại. Không phải, điều kiệntập luyện trong nước hiện không thua kém nước ngoài. Theo tôi, vấn đề nằm ởchương trình giảng dạy. Giáo dục âm nhạc ở ta chịu ảnh hưởng lớn của Liên Xô(cũ). Nhưng trong thời gian qua, trên thế giới đã xuất hiện rất nhiều luồng giómới.

Chúng ta muốn phát triển thì phải nắm được thế giới đã phát triển đến mứcđộ nào, để còn chạy đua. Thêm nữa, dạy nhạc không phải cứ một thầy, một trò làsẽ có những nghệ sĩ lớn. Cần phải có một chương trình tổng quan, chẳng hạn nhưmở workshop, trại hè âm nhạc…, những cái đó ở ta chưa hề có.

Ông đã đóng góp nhiều côngsức trong việc kéo các thí sinh quốc tế đến với cuộc thi. Tuy nhiên, nhìn vàodanh sách thí sinh quốc tế thì thấy, chủ yếu thuộc khu vực châu Á, không có đạidiện của các châu lục khác. Điều đó chứng tỏ, chúng ta sẽ phải nỗ lực rất nhiềumới có thể tạo dựng được một thương hiệu uy tín và có sức hấp dẫn riêng trong sốhơn 600 cuộc thi Piano quốc tế?

NSND Đặng Thái Sơn: Rất sợ hai tiếng “thần đồng”
Không chỉ tôi mà trên thế giới, người ta rất sợ hai tiếng “thần đồng”. Ảnh: Hi Lam

Muốn nâng cao chất lượng của cuộc thi Piano quốctế tại Việt Nam, nhất định phải thu hút được nhiều thí sinh giỏi đến từ nhiềuchâu lục. Nhưng làm thế nào để thu hút thí sinh quốc tế tham dự một cuộc thi mớitoanh, trong khi thế giới có đến hơn 600 cuộc thi piano lớn nhỏ? Tôi nghĩ làchúng ta nên biết, những cuộc thi uy tín thì cái gì cũng hoành tráng, kể cả giảithưởng.

Đối với các thí sinh, điều quan trọng hơn, sau cuộc thi, họ sẽ được biểudiễn cùng với những Dàn nhạc thính phòng nào, được ghi âm ở những hãng băng đĩanào? Và chắc chắn, trước khi quyết định tham dự một cuộc thi, thí sinh sẽ nhìnvào Ban giám khảo. Ngoài ra, những cuộc thi lớn đều đài thọ vé máy bay, tiềnsinh hoạt… cho thí sinh. Mình chưa làm được như thế.

Tuy nhiên, nếu nói về thứ bậc củacuộc thi Piano quốc tế Việt Nam, cứ yên tâm là chắc chắn, mình không thuộc topcuối. Thế giới có hơn 600 cuộc thi Piano, nhưng phân nửa không mời Dàn nhạc biểudiễn cùng thí sinh như chúng ta đã làm được cho bảng C. Thêm nữa, bên cạnh nhữngcuộc thi có lịch sử lâu đời, có uy tín thì cũng có không ít những cuộc thi kỳcục, và thậm chí, chấm điểm không được công bằng cho lắm.

NSND Đặng Thái Sơn: Rất sợ hai tiếng “thần đồng”

Sau Đặng Thái Sơn, Việt Namđã xuất hiện không ít những “thần đồng” âm nhạc khác, nhưng hầu hết đều vụt tắtrất nhanh. Theo ông, nên đối xử thế nào cho hợp lý với các thần đồng âm nhạc,chẳng hạn như Nguyễn Việt Chung, cậu bé được gọi là “Đặng Thái Sơn thứ hai”?

Không chỉ tôi mà trên thế giới,người ta rất sợ hai tiếng “thần đồng”. Vì nó chính là con dao hai lưỡi. Trong âmnhạc, phát hiện được một mầm non khả dĩ đã khó, nhưng chăm bẵm cái mầm ấy thếnào còn khó hơn.

Tôi đã chứng kiến không ít thầnđồng âm nhạc trên thế giới, được tâng bốc, được chiều chuộng, đứa trẻ tưởng mìnhlà nhất. Và thế là chỉ vài năm sau, thần đồng tắt ngóm. Ở Việt Nam, tôi thấyđang xuất hiện hai thái cực đều không tốt, một là quá tự ti và hai là quá tựtin. Có vẻ như sự quá tự tin đang lấn áp. Nhưng rất may, Nguyễn Việt Chung, saukhi được báo chí trong nước gọi là “thần đồng”, vẫn phát triển bình thường, tựnhiên, cả về tài năng lẫn nhân cách.

Gia đình Chung mặc dù ngoại đạo với âmnhạc, nhưng đã nuôi dưỡng “thần đồng” của mình một cách hợp lý. Họ nhờ cácchuyên gia âm nhạc, trong đó có tôi, tư vấn, kèm cặp Chung. Tôi phải thừa nhận,bên cạnh tài năng, Chung quả thực là một cậu bé rất ngoan.

Theo Hương Lan
SGTT



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.