Trần Lập có mất đâu...!

Không ít lần Trần Lập muốn trở thành một người lính. Và cuối cuộc đời, anh đã trở thành một người lính thực thụ.

Thông tin trái tim Trần Lập ngừng đập khiến nhiều người bàng hoàng xót xa. Nhưng có lẽ, người ta quên mất rằng: Trần Lập chưa…mất!

Tinh thần Trần Lập, tinh thần của Bức Tường, của khát vọng vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao của anh sẽ không bao giờ bị khuất phục. Nói cách khác, Trần Lập sẽ còn sống mãi với những giai điệu “truyền lửa” của mình.

Trong thế giới showbiz vốn hào nhoáng và đầy rẫy thị phi, Trần Lập như một “món ăn lạ”. Anh không ồn ào thị phi, không nhốn nháo bon chen để tìm kiếm sự nổi tiếng. Nhưng khán giả vẫn biết đến anh, vẫn hâm mộ anh. Fan hâm mộ, bạn bè quý mến Trần Lập không chỉ vì tài năng mà còn bởi cách sống nhiệt thành, thẳng thắn đến bộc trực của anh.

Thủ lĩnh “Bức tường” ra đi, tinh thần còn đó!

Là thủ lĩnh của ban nhạc Bức Tường, có dáng vóc của một người nhóm lửa, người giữ lửa và cũng là người truyền lửa đam mê và nhiệt huyết đến khán giả.

Những vất vả, cơ cực từng nếm trải cùng với những hào quang của thành công và sự nổi tiếng đã biến Trần Lập trở thành một người đàn ông can trường và tràn đầy nhiệt huyết.

Trần Lập và những mặn mòi, chua chát

Sinh ra trong một gia đình đông anh em, Trần Lập sớm biết đến cơ cực, vất vả hơn là những đủ đầy, sung túc. Ngay từ khi còn là sinh viên của trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội, Trần Lập đã phải trải qua khá nhiều công việc từ làm lốp xe, thợ tiện, thợ làm bánh mì… Nhưng những công việc ấy không đủ sức giúp Trần Lập vượt qua được những cơ cực, thiếu thốn.

Trần Lập: Người truyền lửa “bất tử”

Không ít lần Trần Lập muốn đi lính. Anh muốn rèn luyện cho mình sự can trường của người lính để có thể vượt qua những bế tắc của cuộc mưu sinh.

Tuy nhiên, cơ hội được hát ở quán bar trong sinh nhật một người bạn đã làm cuộc đời Trần Lập thay đổi. Kể từ đó, anh rong ruổi đạp xe hết từ sàn nhảy này đến quán bar nọ để hát. Ngoài việc thỏa mãn đam mê thì có cơ hội được hát cũng giúp Trần Lập bớt đi những vất vả, thiếu thốn của cuộc sống.

Năm 1995, Trần Lập cùng một số người bạn đã thành lập ban nhạc Bức Tường. Sau hơn 20 năm, Bức Tường vẫn là một ban nhạc rock được yêu thích nhất ở Việt Nam.

 Trần Lập (tên khai sinh là Trần Quyết Lập), sinh năm 1974 tại Hà Nội và là con út trong gia đình. Khi còn nhỏ, Trần Lập là một cậu bé nhút nhát. Cha mẹ và anh chị thường để Trần Lập trong nhà một mình, khóa trái cửa để đi làm nên anh thường phải xua tan sự buồn chán bằng cách hát vang khắp nhà. Những tố chất âm nhạc của Trần Lập dần bộc lộ từ đó. Ảnh: Zing
Những cơ cực của cuộc mưu sinh đã làm nên một Trần Lập can trường, mạnh mẽ


Những ca khúc do Trần Lập sáng tác như Đường đến vinh quang, Tâm hồn của đá, Bông hồng thủy tinh, Người đàn bà hóa đá… đã trở thành nguồn cảm hứng của các thế hệ trẻ Việt Nam. Có lẽ, những nếm trải của cuộc đời Trần Lập trong các sáng tác của anh đã làm bùng cháy ngọn lửa khát vọng trong trái tim của những người trẻ Việt.

Người lính “can trường”

Không ít lần Trần Lập muốn trở thành một người lính. Và cuối cuộc đời, anh đã trở thành một người lính thực thụ.

Cuộc chiến không cân sức với căn bệnh ung thư trực tràng quái ác càng làm nổi lên cái chất can trường đến “lì lợm” của thủ lĩnh Bức tường.

Trần Lập: Người truyền lửa “bất tử”
Tinh thần chiến đấu của Trần Lập sẽ sống mái

Không chỉ chiến đấu giành giật sự sống, Trần Lập còn truyền cái tinh thần chiến đấu ấy đến hàng triệu người. Liveshow Bàn tay thắp lửa của anh và ban nhạc Bức Tường khiến người hâm mộ thực sự xúc động.

Nó đã trở thành nguồn cảm hứng, thành động lực để nhiều người vượt qua những tai ương của cuộc đời. Hoặc chí ít, ngọn lửa khát vọng và niềm tin của Trần Lập cũng giúp nhiều người cảm thấy yêu đời hơn, từ đó, họ có thêm động lực để chiến đấu với những căn bệnh nan y, chiến đấu với bệnh bi quan vẫn lẩn khuất ở đâu đó trong tâm hồn mình.

Cái tinh thần chiến đấu ấy của Trần Lập sẽ mãi còn. Ngọn lửa mà anh truyền lại sẽ cháy mãi trong trái tim người yêu nhạc Việt Nam.

Quốc Khánh/VietNamNet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.