4 thói quen khiến huyết áp tăng vọt, "dẫn lối" cho đột quỵ: Người trẻ mắc nhiều mà chưa biết để tránh

Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa.

Trước đây, tăng huyết áp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, hiện nay bệnh còn gặp ở cả người trẻ. Rất nhiều trường hợp chỉ mới ngoài 20 tuổi nhưng khi đi khám sức khỏe tình cờ phát hiện chỉ số huyết áp cao vọt.

ThS BS. Nguyễn Xuân Tuấn Anh – Phòng khám Tim mạch – Khoa Khám bệnh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho hay, theo thống kê, hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở những người từ 18 tuổi trở lên là 1/3, tức là cứ 3 người sẽ có 1 người bị tăng huyết áp. Càng lớn tuổi tỉ lệ mắc bệnh tăng huyết áp càng cao. Đặc biệt, những người trong độ tuổi 70-80 có tỷ lệ mắc tăng huyết áp lên đến 80%. Tuy nhiên, hiện nay tăng huyết áp đang có xu hướng trẻ hóa.

4 thói quen khiến huyết áp tăng vọt, dẫn lối cho đột quỵ: Người trẻ mắc nhiều mà chưa biết để tránh-1
Bệnh tăng huyết áp thường gặp ở người lớn tuổi nhưng hiện nay đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ (ảnh M.T)

Lý giải về nguyên nhân khiến bệnh trẻ hóa, bác sĩ Tuấn Anh cho rằng tăng huyết áp có liên quan chặt chẽ tới chế độ ăn và lối sống của người trẻ, cụ thể như:

- Thường xuyên căng thẳng, stress.

- Lối sống tĩnh tại, ít vận động, không chơi thể dục thể thao.

- Thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, có chế độ ăn nhiều đạm, nhiều dầu mỡ làm gia tăng nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa.

- Thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá...

"Tình trạng trẻ hóa bệnh tăng huyết áp cũng kéo theo tình trạng trẻ hóa các biến chứng của bệnh", bác sĩ Tuấn Anh khuyến cáo.

Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên trên mạch máu. Trái tim co bóp để bơm một lượng máu vào tim và di chuyển đi nuôi cơ thể. Lượng máu này tạo nên áp suất đè lên trên mạch máu mà chúng ta có thể đo được. Khi đo huyết áp, nếu thấy một trong hai trị số: huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg, huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì được xem là tăng huyết áp. Mức huyết áp 140/90 mmHg được xem là mốc huyết áp mục tiêu.

Bác sĩ Tuấn Anh lưu ý: "Huyết áp tăng cao hơn 140/90 mmHg nếu không được phát hiện và điều trị hiệu quả có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, thậm chí có thể gây ra nhiều biến chứng khác lên tim, mắt, thận, mạch máu…"

Ngoài ra, khoảng 50% người đã được chẩn đoán mắc tăng huyết áp nhưng chưa tuân thủ điều trị vì bệnh hầu như không gây triệu chứng điển hình. Trong số những người tuân thủ điều trị thì có khoảng 30% người bệnh không đạt được huyết áp mục tiêu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Do đó việc chẩn đoán xác định và tuân thủ điều trị tăng huyết áp là vô cùng quan trọng.

Làm sao để kiểm soát huyết áp?
Theo ThS BS. Nguyễn Xuân Tuấn Anh, việc chẩn đoán tăng huyết áp rất đơn giản, mỗi người có thể chủ động phát hiện tăng huyết áp bằng cách tự đo huyết áp tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để đo. Khi được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp, người bệnh cần thay đổi lối sống và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều chỉnh huyết áp về mức dưới 140/90 mmHg.

Việc thay đổi thói quen có tác dụng rất lớn trong việc kiểm soát huyết áp. Bác sĩ Tuấn Anh cho biết, thực tế có rất nhiều bệnh nhân uống thuốc đều nhưng vẫn duy trì thói quen ăn mặn, căng thẳng kéo dài, thiếu vận động... nên không thể duy trì huyết áp ở mức ổn định.

Để phòng ngừa và kiểm soát huyết áp, bác sĩ khuyên người dân cần duy trì chế độ ăn nhạt, hạn chế căng thẳng, hạn chế các chất kích thích, tập thể dục đều đặn… Người đã được chẩn đoán mắc tăng huyết áp cần đi khám theo chỉ định của bác sĩ, tuân thủ uống thuốc, chia sẻ với bác sĩ nếu chỉ số huyết áp thay đổi bất thường.


Theo Nguoiduatin

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/4-thoi-quen-khien-huyet-ap-tang-vot-dan-loi-cho-ot-quy-nguoi-tre-mac-nhieu-ma-chua-biet-e-tranh-a425836.html

đột quỵ

tăng huyết áp


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.