Coi chừng thuốc sát khuẩn gây ngộ độc

Nhiều tác dụng phụ

Cloramin B là mộttrong số ít những hoá chất mà Bộ Y tế khuyến cáo dùng để phòng dịch tay chânmiệng (TCM). Tuy nhiên, người dân không nên lạm dụng vì Cloramin B rất dễ gâyngộ độc.

Nhiềutác dụng phụ

Tại thờiđiểm đỉnh dịch TCM (tháng 8.2011), Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị y tế thực hiệncấp phát miễn phí và hướng dẫn cụ thể về việc pha Cloramin B cho các cơ quan,trường học trong vùng dịch. Tác dụng diệt khuẩn của hoá chất thì đã rõ, vậynhưng nếu không được hướng dẫn và dùng đúng cách thì thuốc có thể gây ra nhiềutác dụng phụ.

Cloramin Bvới các thành phần hoá học chính là Sodium benzensulfochleramin, trong đó cóchứa chorine hoạt tính chiếm 25-27%. Cloramin B phổ biến ở dạng bột màu trắnghoặc viên nén. Đây là một hoá chất đã được Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tếkhuyến cáo dùng trong lĩnh vực khử khuẩn và diệt khuẩn trong bệnh viện cũng nhưtrong cộng đồng.

Coi chừng thuốc sát khuẩn gây ngộ độc

Trạm Y tế phường Dịch Vọng (Hà Nội) tổ chức phun hoá chất sát khuẩn

Tuy nhiên,Cloramin B là thuốc sát khuẩn có nguồn gốc từ Clo, có tác dụng kích ứng và bịmất hoạt tính bởi các chất hữu cơ do chúng dễ kết hợp với các chất hữu cơ.

GS.TS NguyễnThị Dụ - nguyên Giám đốc Trung tâm chống độc BV Bạch Mai cho rằng: “Việc sátkhuẩn bằng Cloramin B cũng cần phải thận trọng và thực hiện theo hướng dẫn củacác đơn vị y tế. Nếupha chế nồng độ vượt quá 2% có thể gây ngộ độc đường tiêu hóa và ảnhhưởng đến các cơ quan khác như giảm thị lực viêm da, tấy đỏ da, suy hô hấp…Trongtrường hợp bị ngộ độc sau 8 giờ không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tửvong”.

Thực tế, từđầu mùa dịch đến giờ, tại các tỉnh phía Nam cũng đã ghi nhận nhiều vụ ngộ độcCloramin B. Trong đó có những vụ hết sức nghiêm trọng như vụ ngộ độc ngày 29.7,tại Trạm Y tế phường Bình Hòa (Bình Dương) do nhầm chất khử khuẩn thành bột dinhdưỡng, khiến hàng chục trẻ mầm non bị ngộ độc phải vào viện cấp cứu.

Khôngnên quá lạm dụng

Thực tế,theo kiểm tra của Bộ Y tế, nhiều trường học và gia đình trong vùng dịch vẫn chưabiết cách pha chế Cloramin B đúng cách. Khi được hỏi, nhiều người dân trong vùngdịch lầm tưởng cho rằng “Cloramin B là hoá chất khử khuẩn kiểu vô thưởng vôphạt. Pha nhiều cũng được, ít cũng không sao. Pha với nồng độ càng cao thì viruscàng nhanh chết”. Cũng với tâm lý lo sợ mà nhiều vùng chưa xuất hiện dịchngười dân đã nhốn nháo đi mua thuốc theo kiểu “có hơn không”.

Ngoài Cloramin B, trên thịtrường có nhiều loại chế phẩm sát khuẩn khác như Betadin, Surfanios, Javel,PovidinHalazon... Hoá chất thì nhiều nhưng hiểu biết về cách dùng các loạihoá chất này của người dân lại rất hạn chế khiến cho việc sử dụng thành “lợibất cập hại”.

Trướctình hình lạm dụng, sử dụng tràn lan các loại hoá chất diệt khuẩn, ông NguyễnVăn Bình - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cảnh báo: “Ngườidân không nên lạm dụng Cloramin B để khử khuẩn. Lạm dụng thuốc khử khuẩn trướcmắt gây ngộ độc cho người sử dụng, về lâu dài có thể làm các virus nhờn thuốc vàtrở nên kháng thuốc kháng khuẩn”.

Từng điềutrị nhiều ca ngộ độc hoá chất, GS.TS Nguyễn Thị Dụ cho biết: Khi bị ngộ độcCloramin B người bệnh không nên quá hoảng hốt. Gia đình cần cho bệnh nhân uốngngay một cốc nước ấm hoặc natribicabonate để trung hoà thân nhiệt. Trong trườnghợp bị ngộ độc khí Cloramin B, người bệnh cần phải được đưa ra khỏi vùng có khíô nhiễm và đưa đi cấp cứu kịp thời. Nếu không may tiếp xúc trực tiếp với hoáchất trong lúc vệ sinh thì bệnh nhân cần rửa sạch da nhiều lần bằng xà phòng vànước sạch.

Theo Minh Nguyệt
Dân Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.