Đẻ bọc điều

Đây là trường hợp hiếm gặp và khiến nhiều người lo lắng, không biết xử trí thế nào cho đúng.

Nhiều người thường nói: "Số đẻ bọc điều", với ý những người đẻ bọc điều thường là người sung sướng, luôn có quý nhân phù trợ...

Thực tế, đẻ bọc điều là gì mà khiến người xưa có cách nghĩ như vậy? Chúng tôi đã có buổi phỏng vấn bác sĩ Phạm Quốc Hùng, Phó khoa Hậu sản - Hậu phẫu, Bệnh viện Hùng Vương, TP.HCM về vấn đề này.

- Xin hỏi, hiện tượng đẻ bọc điều có phải là tình trạng sản phụ sinh con nhưng ối không tự vỡ?

- Điều này hoàn toàn đúng. Trong trường hợp này, bé được sinh ra nhưng còn nằm nguyên trong bọc ối. Đẻ bọc điều trong y khoa được xem là hiếm gặp. Dân gian cho rằng những người sinh bọc điều sẽ gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên, trên thực tế chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh điều này.

- Được biết, trong nhiều trường hợp, khi thai phụ chuyển dạ, màng ối sẽ tự vỡ. Nếu không vỡ tự nhiên, khi sản phụ lên bàn sinh, bác sĩ sẽ xé màng ối. Với trường hợp đẻ bọc điều, màng ối không tự vỡ như các ca sinh khác. Vậy em bé chào đời có bị ảnh hưởng gì không?

- Màng ối là một màng mỏng, trong suốt và rất dai, bao bọc toàn bộ buồng ối và dây rốn. Nó có tác dụng bảo vệ thai. Nếu màng ối bị rách sớm sẽ gây nguy cơ nhiễm khuẩn bào thai và ảnh hướng đến quá trình chuyển dạ.

Thông thường, trước khi sinh, màng ối sẽ được xé nếu chưa vỡ tự nhiên trước đó. Lúc này, áp lực buồng ối sẽ tăng lên để thoát nước ối, giúp ngôi thai tì xuống, làm mở cổ tử cung cho thai ra ngoài. Khi màng ối chưa rách, thai nhi không thể ra ngoài được. Chỉ một số ít trường hợp thai nhi đủ tháng, chào đời với màng ối còn nguyên vẹn, bao bọc bên ngoài, gọi là đẻ bọc điều. Nguyên nhân có thể do màng ối dày và dai hơn bình thường hoặc tầng sinh môn của mẹ dãn hay quá nhão. Bên cạnh đó, với những ca sinh thai thiếu tháng, thai nhi cũng ra ngoài cùng với nguyên buồng ối.

- Có một số trường hợp thai phụ chuyển dạ, nhưng không kịp đến bệnh viện nên "đẻ rớt" và đẻ bọc điều. Nếu sinh ra, em bé nằm trong bọc điều, người mẹ và người thân trong gia đình phải xử trí thế nào để em bé không bị ngộp?

- Lúc thai nằm trong bụng mẹ, máu từ mẹ qua nhau thai sẽ cung cấp ô-xy nuôi dưỡng thai nhi. Khi quá trình tuần hoàn này bị ngưng trong trường hợp đẻ bọc điều, nồng độ ô-xy trong máu thai nhi giảm xuống đột ngột, kích thích cơ quan hô hấp hoạt động, em bé sẽ thở để nhận nguồn ô-xy từ không khí.

Nếu thai vẫn còn nằm trong buồng ối, động tác thở sẽ làm em bé hít nước ối vào phổi dẫn đến suy hô hấp, rất nguy hiểm. Do đó, người mẹ sinh con bọc điều cần xe màng ối ngay cho em bé tự thở và cắt dây rốn cho bé. Sau đó, người nhà phải đưa cả mẹ và con tới cơ sở y tế để được chăm sóc, nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và con.

- Như vậy đẻ bọc điều có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Có giải pháp nào để thai phụ không rơi vào trường hợp này? Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đẻ bọc điều có khác gì so với trẻ sơ sinh bình thường?

- Khi dây rốn được kẹp hoặc sổ nguyên bọc, sức khỏe em bé phụ thuộc vào sự trưởng thành của thai nhi và tình trạng suy hô hấp nếu có. Nếu trẻ sinh thiếu tháng hoặc nằm trong bọc ối quá lâu, sức khỏe của bé sẽ rất yếu, có thể bé sẽ tử vong nếu quá non tháng. Do vậy, bé cần có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn các bé sinh thường.

Để tránh đẻ bọc điều tại nhà hoặc khi còn non tháng, ngay khi có biểu hiện đau thắt từng đợt do các cơn gò tử cung, thai phụ cần đến bệnh viện gấp. Điều này sẽ giúp bà mẹ lẫn thai nhi tránh được các nguy cơ.

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.