Nguyên tắc cần phải nhớ khi sử dụng các loại lá xông

Dùng lá xông được coi phương pháp dân gian phổ biến để giải cảm, trị bệnh. Nhưng nó chỉ hiệu quả nếu làm đúng nguyên tắc.

Dùng lá xông được coi phương pháp dân gian phổ biến để giải cảm, trị bệnh. Nhưng nó chỉ hiệu quả nếu làm đúng nguyên tắc.

Với nhiều người có thói quen cứ hễ ốm là dùng ngay các loại lá để xông. Đây được coi phương pháp dân gian rất phổ biến để giải cảm, trị bệnh. Tuy nhiên không phải bệnh nào cũng có thể áp dụng cách điều trị này. 

Tác dụng của việc dùng lá xông

Theo ông Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, muốn xông hơi bằng lá, người bệnh cần phải thực hiện đúng cách. Đầu tiên là chọn lá: cần chọn các loại lá thơm có tinh dầu mang tác dụng tân ôn giải biểu, trừ phong thông khiếu, kháng sinh khử trùng... Trong đó, thông dụng nhất là lá chanh, lá sả, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá gừng, lá nghệ, hương nhu, ngải cứu… Lá xông cũng phải được chọn phù hợp, tránh loại lá có tinh chất có thể gây độc.

Khi xông các loại lá sẽ làm cho người cảm thấy sảng khoái thư thái bởi giữa  tác dụng của hơi nước nóng và tác dụng dược lý của các chất bay hơi chứa trong dược thảo kéo theo hơi nước. Hơi nước nóng làm giãn mạch ngoại biên, lượng máu được tăng cường, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài. Tinh dầu và các chất bay hơi chứa trong thảo dược được kéo theo hơi nước. Chúng qua niêm mạc mắt, mũi, tai, da, làm thông các ống dẫn mắt, mũi, tai và các xoang, làm giảm stress, kích thích thần kinh, giảm mệt mỏi, ù tai, ngạt mũi, nhức đầu rất hiệu quả…

Sau khi xông, da của bệnh nhân trở nên mềm mại, nhuận và mát. Đường hô hấp được thông suốt, giảm đau, giảm tiết, hạ khí cho nên bớt đau đầu, chóng mặt, khớ thở. Trong các lá xông có kháng sinh, có tinh dầu cho nên có tác dụng chống viêm, tuyên thông phế khí, giảm đau, hạ sốt… Các lỗ chân lông được thông thoáng, da tươi nhuận trở lại. Bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, nhẹ người, khoan khoái hẳn lên.

Xông lá có tác dụng làm người bệnh nhanh khỏi, nhưng không phải lúc nào và ai cũng xông được. Chỉ nên điều trị xông lá trong khoảng từ 1-2 ngày đầu khi nhiễm lạnh vì khi người bệnh bị nhiễm khí độc, gió độc đang nằm dưới da nên phương pháp xông sẽ có tác dụng mở lối cho khí độc thoát ra ngoài. Khoảng từ ngày thứ 3 trở lên người cảm lạnh đã bị nhiễm tà khí sâu vào trong  lúc đó không nên xông mà phải dùng các phương pháp khác.

lưu ý khi dùng lá xông
Dùng lá xông được coi phương pháp dân gian phổ biến để giải cảm, trị bệnh. Nhưng nó chỉ hiệu quả nếu làm đúng nguyên tắc. Ảnh minh họa

Những người không nên dùng lá xông 

Theo các bác sĩ Đông y trong một số trường hợp bệnh không nên xông lá đối với trường hợp cảm thử (cảm nắng), có triệu chứng ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mặt đỏ, chao đảo, mệt lả… không nên xông lá.

Người bị huyết áp cao, tim mạch, mắc bệnh ngoài da, mới ốm dậy, người cao tuổi, trẻ em dưới 12 tuổi… không nên xông hơi, xông lá.

Đặc biệt với phụ nữa mang thai xông lá để giải cảm do lo sợ tác dụng phụ của thuốc kháng sinh với thai nhi tuy nhiên xông lá khi mang bầu cũng không an toàn. Khi nóng, cơ thể mẹ xuất hiện cơ chế thoát mồ hôi nhưng bé nằm trong bụng mẹ thì không như thế. Gia tăng thân nhiệt ở mẹ có thể phá hủy các tế bào trong bào thai cũng như ngăn cản oxy tới được với bé. Nguy hiểm hơn, nó còn dẫn tới dị tật thai nhi hoặc sẩy thai.

Bà bầu có thể bị chóng mặt, ngạt thở, thậm chí hạ huyết áp. Hạ huyết áp có thể làm giảm số lượng máu tiếp cho thai nhi do áp lực của hơi nóng và sự kín khí khi xông.

Lưu ý cần biết khi xông bằng lá

Theo ông Đinh Công Bảy, trị cảm bằng cách xông lá cho hiệu quả cao, ít tốn kém. Tuy nhiên, người bệnh bị cảm cúm chỉ cần xông 1-2 lần, không nên xông quá nhiều sẽ gây mất nước, gây ra các tác hại khác.

Đặt nồi xông trong phòng kín gió, cần mở nồi xông he hé, từ từ và kiểm soát lượng mồ hôi để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước. Khi cơ thể bị mất nước sẽ dẫn đến một loạt những triệu chứng sốc khác mà cơ thể không thể kiểm soát được như trụy tim mạch, tụt huyết áp...

Trong quá trình xông người bệnh nên hít thở mạnh và sâu để hương tinh dầu vào sâu trong phế nang.

Thời gian xông 5-15 phút, khi nào mồ hôi ra đều toàn thân thì dừng xông. Sau xông hơi thì lau khô bằng khăn ấm, ẩm, rồi lau bằng khăn khô, thay quần áo sạch; sau đó nên ăn 1 bát cháo hành hoặc uống nước ấm hoặc thuốc, nghỉ ngơi, đảm bảo thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông...

Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn... cần ngừng ngay, trường hợp bị sốc nặng phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu. Nếu bệnh nhân sốt cao, co giật do nhiễm khuẩn như viêm họng, ho, chấn thương, nhiễm trùng... thì không nên tùy tiện xông hơi mà phải đi khám ở cơ sở y tế.

Theo Trí thức trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.