Nhỏ mắt sao cho đúng?

Mỗi lần chỉ nên nhỏ một giọt vì giọt thứ hai sẽ làm trôi giọt thứ nhất hoặc tăng sự hấp thụ toàn thân và tăng độc tính.

Mỗi lần chỉ nên nhỏ một giọtvì giọt thứ hai sẽ làm trôi giọt thứ nhất hoặc tăng sự hấp thụ toàn thân vàtăng độc tính.

Rất nhiều người khi đau mắt đỏ đãmua thuốc nhỏ mắt để điều trị, do thiếu hiểu biết nên đã gây ra biến chứng.Thuốc nhỏ mắt đang là loại được bán rộng rãi ở các nhà thuốc nhưng ngay cả khiđược thầy thuốc chỉ định dùng thì người bệnh cũng cần những hiểu biết tối thiểuđể có được tác dụng trị liệu tối đa.

Coi chừng dị ứng tiếp xúc

 Trước hết, phải biết là hầuhết các loại thuốc nhỏ mắt có chứa một số chất bảo quản. Cho dù có chứa chấtbảo quản cũng không được dùng sau thời hạn sử dụng được ghi rõ trên bao bì.Quy chế hiện hành tại Úc là một khi lọ thuốc nhỏ mắt đã mở ra thì sẽ trởthành phế phẩm sau 28 ngày.

Nhỏ mắt sao cho đúng?

Người sử dụng cần phải nắm rõ khoảng cách thời gian giữa những lần sử dụng thuốc, phương pháp nhỏ thuốc cũng như cách bảo quản thuốc

Người sử dụng cần phải nắm rõkhoảng cách thời gian giữa những lần sử dụng thuốc, phương pháp nhỏ thuốccũng như cách bảo quản thuốc. Cụ thể, mỗi lần chỉ nên nhỏ một giọt vì giọtthứ hai sẽ làm trôi giọt thứ nhất hoặc sẽ làm tăng sự hấp thụ toàn thân vàtăng độc tính. Giọt thứ hai thường sẽ nằm lại trên phần da của mí mắt và cóthể gây dị ứng tiếp xúc cho người sử dụng. Sử dụng hai giọt cùng một lúc cònlàm tăng chi phí điều trị.

Dạng bào chế của thuốc nhỏmắt và tình trạng bệnh của bệnh nhân sẽ quyết định khoảng cách thời giangiữa hai lần sử dụng thuốc. Trong những trường hợp viêm nhiễm nghiêm trọng,bệnh nhân cần nhỏ thuốc cách mỗi nửa giờ (bao nhiêu lần/ngày phải hỏi thầythuốc). Ngược lại, khi dùng thuốc nhỏ mắt để điều trị những chứng bệnh tăngnhãn áp thì khoảng cách giữa hai lần nhỏ có thể kéo dài tới 24 giờ.

Phương pháp nhỏ thuốc rất quantrọng. Nếu nhỏ không đúng cách, thuốc có thể chảy ra ngoài thay vì đi vào mắt.Trước tiên là rửa tay thật sạch và tháo kính sát tròng (nếu có).  Nhiều loạithuốc nhỏ mắt được bào chế dưới dạng dịch treo hơn là dạng dung dịch, nếu làdịch treo thì cần phải lắc kỹ trước khi dùng.

Khi mở thuốc cần lưu ý khôngđể nắp lọ thẳng xuống bàn vì dễ ô nhiễm mà nên để nằm ngang hoặc cầm trongtay. Trong quá trình nhỏ, tránh chạm đầu lọ vào mắt vì sẽ làm mắt trầy xướccũng như ô nhiễm phần còn lại của lọ thuốc.

Hai cách nhỏ thuốc

Theo cách nhỏ thuốc truyềnthống thì lọ thuốc được giữ ngược đầu chỉ trong một tay, giữa ngón cái vàngón trỏ. Tay còn lại dùng mở hai mí mắt tạo thành một túi, đầu ngả về phíasau, mắt ngước lên trần, đưa đầu lọ thuốc gần mí dưới, nhẹ nhàng ấn lọ saocho chỉ vừa đủ ra một giọt, thuốc sẽ đi ngay vào túi giữa mắt và mí dưới.

Một phương pháp nhỏ khác cũngđược rất nhiều người áp dụng: Giữ lọ thuốc giữa ngón cái và ngón trỏ của bàntay thuận và dùng ngón áp út chạm vào mí dưới để mở mí dưới ra. Ngả đầu vềphía sau, mắt nhìn lên trần và nhỏ. Phương cách này giúp thuốc ít bị nhỏtrượt ra ngoài.

Sau khi vào mắt, giọt thuốcsẽ đi qua tuyến lệ và có thể xuống mũi,  họng. Trong một số trường hợp,thuốc có thể gây ra tác động toàn thân một cách rõ rệt. Đặc biệt, một sốthuốc nhỏ mắt có chứa các chất chẹn beta dùng trong điều trị bệnh glaucoma.Sau khi nhỏ thuốc vào mắt, cần phải nhắm mắt lại và dùng hai ngón trỏ đặtvào hai góc trong của mắt (chỗ tiếp giáp với sống mũi), nhấn nhẹ và xoa vàothành sống mũi (chỗ tiếp giáp với 2 khóe trong của 2 mắt) trong 1 hoặc 2phút nhằm giảm hàm lượng của thuốc có thể đi xuống mũi, họng, nhờ đó hạn chếnhững tác động toàn thân.

Nếu bệnh nhân cần nhỏ từ hailoại thuốc nhỏ mắt trở lên thì phải chờ ít  nhất là 3 phút trước khi nhỏloại thuốc tiếp theo. Muốn đeo kính sát tròng thì phải chờ ít nhất 15 phút,từ khi nhỏ giọt cuối cùng.

Lưu ý trong bảo quản

Thuốc nhỏ mắt cần phải được cất giữ ở nơi khô mát.
 
Đối với những người dị ứng hoặc phản ứng với các chất bảo quản có trong thuốc thì nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để được cho những loại không có chứa chất bảo quản. Hiện có rất nhiều loại thuốc nhỏ mắt được bào chế theo dạng này và chỉ được sử dụng một lần.

Bệnh nhân sử dụng thuốc nhỏ mắt cần kiểm tra nhãn thuốc mỗi khi sử dụng. Đã có rất nhiều tai nạn xảy ra do nhầm lẫn lọ thuốc nhỏ mắt với lọ hồ dán, chất thuộc da...

Theo DS Nguyễn Bá Huy Cường
NLĐ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.