Nước sâm chưa hẳn sâm

Nước sâm uống rất bổ nhưng không được dùng cho phụ nữ mới sinh, người cao huyết áp, tiêu chảy do lạnh bụng...

Nước sâm uống rất bổ nhưngkhông được dùng cho phụ nữ mới sinh, người cao huyết áp, tiêu chảy do lạnhbụng...

Thời tiết oi bức làm chonhiều người muốn giải nhiệt và làm mát cơ thể bằng các loại thức uống vớicác tên gọi như nước sâm, nước đắng, sâm rong biển, sâm cúc... Các bà nộitrợ khi ra chợ cũng có thể dễ dàng mua một bó thảo dược để nấu cho cả nhàuống và gọi thức uống này là nước sâm; ở các quầy bán giải khát dọc đườngrất dễ thấy nhiều xe đẩy bán các loại nước sâm và giải nhiệt như thế này.

Nước sâm chưa hẳn sâm

Nước sâm đang là thức uống giải nhiệt được ưa chuộng. (Ảnh: Hồng Thúy)

Lạm dụng... sâm

Hiện đang có tình trạng lạmdụng từ sâm cho nhiều loại thức uống giải khát từ thảo dựơc, vì trong tiềmthức ai cũng biết sâm là loại thuốc quý. Thực ra, sâm chỉ được dùng để chỉvị nhân sâm là loại dược liệu đứng đầu trong 4 vị thuốc quý: sâm, nhung,quế, phụ.

Theo tài liệu cổ, nhân sâm cóvị ngọt, đắng, hậu ngọt (cam, khổ, cam), tính hơi hàn. Vị đắng hiện diệntrong các thảo dược là thành phần của một nhóm glycosit đắng. Theo y học cổtruyền, vị đắng có tác dụng thanh nhiệt làm mát cơ thể. Do đó, nhiều ngườiđã ủng hộ tối đa loại nước đắng xuất hiện trên thị trường vì cứ tưởng đây làthuốc giải nhiệt hiệu quả nhất.

Thực ra, nếu có nước nhân sâm thật mà uống thì rất bổ, nhưng cũng cần lưu ýlà ngay cả khi biết chính xác là nước nhân sâm thì cũng không được dùng sâmcho phụ nữ mới sinh, người cao huyết áp, tiêu chảy do lạnh bụng, người đangcảm; khi dùng sâm thì không được ăn cùng củ cải hoặc uống trà vì sẽ làm giảmhiệu lực của thuốc.

Nếu dùng dạng cồn sâm 3%, khi dùng nhiều có khi sẽ bị trúng độc, nổi ban đỏ,mẩn ngứa, đau đầu, chóng mặt, xuất huyết. Đấy là những dấu hiệu nhiễm độcnhân sâm, cần cấp cứu ngay.

Sâm không thanh nhiệt

Cần lưu ý là tất cả các loạimang tên sâm như nhân sâm, huyền sâm, đẳng sâm, bố chính sâm, đan sâm... đềukhông có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Còn các vị thảo dược nhưcúc hoa, rong biển... đúng là có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hạ sốtkháng viêm rất tốt, có vị ngọt, tính mát, hơi đắng song vị đắng tự nhiên rấtnhẹ chứ không đắng như vị đắng của các loại hóa chất tổng hợp.

Hiện nay, rất nhiều cơ sở sửdụng hương liệu và mùi vị từ hóa chất tổng hợp, pha trộn vào các loại thứcuống để bán vì giá thành rất rẻ so với các thảo dược mua đúng chất lượng. Đólà lý do vì sao chúng ta phải cảnh giác với các loại nước sâm, nước đắngkhông rõ nguồn gốc. Chúng tôi đã thấy rất nhiều bạn gái cứ tìm uống nướcsâm, nước đắng mỗi ngày để trị mụn nhưng uống hoài mà vẫn không thấy giảm.

Người già không nên dùng

Nếu có nhu cầu thì các bà nội trợ nên tự mua thảo dược về, tự nấu để vừa bảo đảm vệ sinh vừa phù hợp nhu cầu sức khỏe của gia đình.

Sử dụng các thảo dược có vị đắng, tính mát (hoặc hàn) tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm sinh tân, nhuận tràng, giải độc, mát gan (như kim ngân, sài đất, cỏ mực, cúc hoa, sắn dây, huyền sâm, sinh địa, rau má, cỏ tranh, mã đề, râu bắp, râu mèo, rong biển...); có thể phối hợp 5-6 vị thành một bài, liều lượng từ 10-12 g (khô) hoặc 30-50 g (tươi) cho mỗi loại, sắc lấy 300-500 ml, uống trong ngày.

Tuy nhiên, cần chú ý khi người bệnh có sốt cao do nhiễm trùng hoặc người tì vị yếu, người già yếu thì không nên dùng các thuốc mát này.

Theo  Dược sĩ Lê Kim Phụng (ĐH Y DượcTPHCM)
Nước sâm chưa hẳn sâm
 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.