Ớn lạnh công nghệ tẩy trắng dừa

Dừa trắng (loại dừa đã bóc vỏ) có bề ngoài bắt mắt và rất tiện dụng, chỉ cần chọc ống hút qua mầm là có thể thưởng thức thứ nước ngon ngọt. Thế nhưng mấy ai hiểu sau quá trình sản xuất, có thể dừa trắng đã trở thành... thuốc độc (!)

Dừa trắng (loại dừa đã bóc vỏ) có bề ngoài bắtmắt và rất tiện dụng, chỉ cần chọc ống hút qua mầm là có thể thưởng thức thứnước ngon ngọt. Thế nhưng mấy ai hiểu sau quá trình sản xuất, có thể dừatrắng đã trở thành... thuốc độc (!)

Để có vỏ ngoài trắng nõnvới thứ nước mát lịm, các lái buôn dừa đã phải bỏ công gọt vỏ và... ngâmchúng vào hóa chất.

“Không phải ai cũng dám làm”

Công đoạn làm ra quả dừa trắng khá đơn giản: Chỉ cần gọt lớp vỏ xanhcứng rồi bỏ vào hóa chất chừng 5 - 10 phút là xong. Tuy nhiên, khôngphải lái buôn nào cũng biết cách làm và không phải ai cũng dám làm dừatrắng.

Theo chân một lái buôndừa ở Hà Nội tới một cơ sở sản xuất nằm ngay trên đường Khuất Duy Tiếnnối dài (Hà Nội), trong vai “lính mới” vào nghề học hỏi kinh nghiệm, tôiđược anh M. tận tình chỉ cho các công đoạn làm dừa trắng. Anh M. bật mí:“Nhìn thì rất đơn giản nhưng trên thực tế không mấy ai biết về cách làmdừa, ngoài những người trong nghề. Để có quả dừa trắng tinh thì hóa chấtđể ngâm mang tính quyết định”. Chất dùng ngâm dừa là một hỗn hợp đượcpha trộn từ axit photphoric và lưu huỳnh.

Ớn lạnh công nghệ tẩy trắng dừa

Thùng hóa chất dùng để ngâm dừa (chỗ khoanh tròn). (Ảnh: Nguyễn Khánh)


Tại cơ sở này, có một người làm nhiệm vụ nhúng dừa vào hóa chất, nhữngngười còn lại có nhiệm vụ gọt vỏ. Hóa chất được đổ vào một thùng phinhựa, hòa với nước. Dừa gọt vỏ xong được thả vào thùng phi hóa chất, sau5 - 10 phút vớt ra đặt vào những giá nhựa để sẵn cho ráo nước, sau đómang đi tiêu thụ. Nếu quả dừa sau khi vọt vỏ mà không ngâm vào hóa chấtthì nhanh chóng chuyển sang màu vàng, còn trái dừa đã ngâm thì có màutrắng mướt, trông rất hấp dẫn.

Người làm nhiệm vụ thả dừa vào thùng hóa chất phải đeo găng tay, có nơidùng gáo để vớt chứ không dám nhúng ta vào. Thùng hóa chất có mùi nồngnặc, nếu không quen có thể gây chóng mặt và buồn nôn. Chỉ đứng cạnhthùng một lúc mà chúng tôi có cảm giác lợm giọng, khó chịu. Anh M. chobiết: “Hóa chất mà anh thường dùng được mua từ khu hóa chất Sài Đồng,Gia Lâm (Hà Nội)”. Tại đó, hóa chất được bày bán công khai, ai mua cũngđược. 

Nhắm mắt làm ngơ

Người dân thường thích đẹp mã và tiện lợi nên không để ý, nhưng với dânlái buôn dừa thì không ai là không biết việc ngâm hóa chất ảnh hưởng đếnchất lượng dừa. Một quả dừa sau khi bóc bỏ lớp vỏ cứng thì thấm và giữnước rất lâu bởi lớp xơ xốp và các hóa chất từ từ ngấm vào trong nướcdừa. Khi đã ngâm hóa chất thì không phải lo việc dừa héo bởi hóa chấtkhông những chỉ có tác dụng giữ cho dừa có một vẻ ngoài trắng muốt màcòn làm cho dừa tươi rất lâu, gấp từ 2 - 3 lần so với quả dừa bìnhthường. Thường thì những cơ sở sản xuất dừa trắng đều biết tác hại saukhi sử dụng nhưng vì lợi nhuận nên nhắm mắt làm liều.

Theo GS.TS Trần Văn Sung, nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, đối với đồăn, đã dùng đến hóa chất là không tốt, nhất là với lưu huỳnh và axitphôtphoric. Về tính chất hóa học, lưu huỳnh có tác dụng tẩy trắng, nhưngviệc sử dụng lưu huỳnh để tẩy trắng phải có quy trình công nghệ và phảicó sự kiểm soát. Việc sử dụng hóa chất một cách tự phát để tẩy trắng dừalà rất nguy hiểm, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người. 

Theo Gia Nguyễn – Vân Khánh
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.