Tai hại vì sơ cứu sai khi bị bỏng

Những cách chữa bỏng thông thường như bôi kem đánh răng, đổ nước mắm vào, rắc vôi bột, bôi lòng trắng trứng... đã không giảm bớt bỏng mà còn làm bỏng nặng thêm.

Những cách chữa bỏng thông thườngnhư bôi kem đánh răng, đổ nước mắm vào, rắc vôi bột, bôi lòng trắng trứng... đãkhông giảm bớt bỏng mà còn làm bỏng nặng thêm.

TS Nguyễn Viết Lượng, Trưởngphòng Kế hoạch tổng hợp, Viện Bỏng Quốc gia cho biết, nhiều bệnh nhân bịbỏng từ những nguyên nhân không ai nghĩ tới.

Nguyên nhân có thể chỉ là mộtcái phích trên bàn nước, một bát nước canh hay thậm chí khi đang nướng mựcbằng cồn.

Tai hại vì sơ cứu sai khi bị bỏng

Ngay sau khi bị bỏng, để vết bỏng dưới vòi nước chảy liên tục hoặc ngâm vào nước trắng mát sạch

Một nửa bệnh nhân là trẻem

Mỗi ngày, Viện Bỏng Quốc giatiếp nhận hàng chục ca bỏng, với nhiều nguyên nhân khác nhau như bỏng lửa,xăng, gas, nước sôi... Trong số đó, bỏng nước sôi và bỏng lửa chiếm tỷ lệcao nhất.

Tùy từng mùa, sẽ có một loạibỏng nổi lên. Theo TS Nguyễn Viết Lượng, cứ vào mùa hè, lượng bệnh nhân bỏngđiện tăng mạnh. Nhiều trường hợp vĩnh viễn mất đi đôi chân chỉ vì trèo cộtđiện bắt chim, thả diều bị điện giật.

Trong số những trường hợp cấpcứu vào đây có đến một nửa là trẻ em (đa số từ 1-5 tuổi). Bỏng trẻ em phầnlớn do sự bất cẩn của người lớn. Bệnh nhân ở vùng nông thôn chiếm tới 80%.TS Lượng cho biết thêm, do vùng nông thôn điều kiện sinh hoạt còn thấp,trình độ dân trí chưa cao nên đây là nơi có nguy cơ bị bỏng cao.

Những tình huống như để trẻchơi một mình không ai để mắt tới cũng dễ dẫn tới bị bỏng như nghịch phíchnước, điện.

Có trường hợp trẻ đổ cả canxăng rồi bám lửa bốc cháy gây bỏng nặng toàn thân. Những trường hợp vô ý nàygây dị tật vĩnh viễn cho trẻ khi trưởng thành.

Theo TS Lượng, dị tật có thểlà co quắp tứ chi, biến dạng mặt, hỏng mắt, hỏng thanh quản...

Sơ cứu sai hậu quả nặng nề

TS Nguyễn Viết Lượng cảnhbáo, lúc gia đình có người bị bỏng, mọi người chữa sai lầm như bôi kem đánhrăng, đổ nước mắm vào, rắc vôi bột, bôi lòng trắng trứng...

Những cách này đều không giảmbớt bỏng mà còn làm bỏng nặng thêm. Khi bị bỏng, việc sơ cứu rất quan trọngnhưng sơ cứu không đúng cách sẽ làm cho bệnh càng nặng thêm. Có tới 2/3 sốngười bị bỏng được đưa vào viện trong tình trạng nặng hơn vì tự sơ cứu sai.

TS Lượng tư vấn, tùy từngtrường hợp bỏng mà có cách xử lý sơ cứu khác nhau. Nhưng cách tốt nhất khibỏng là dùng nước mát, sạch đổ lên vết thương.

Nước trắng mát sạch vừa cótác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vếtthương.

Đối với bỏng nước, cách sơcứu đơn giản nhất là không cởi bỏ quần áo vì có thể dẫn tới việc lột da vùngbị bỏng, mà ngâm ngay phần cơ thể bị bỏng vào nước lạnh sạch, không phảinước lạnh đóng băng đá trong tủ lạnh, trong thời gian từ 15 - 20 phút.

Sau đó băng nhẹ vết bỏng bằnggạc đã vô trùng và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không bôibất kỳ loại thuốc hay chất gì lên vết bỏng.

Đối với bỏng do điện giật,việc sơ cứu hồi sức cho nạn nhân tại chỗ hết sức cần thiết. Không vận chuyểnnạn nhân đi ngay khi bị bỏng. Hô hấp nhân tạo cho nạn nhân tại chỗ cho đếnkhi nạn nhân thở lại mới vận chuyển đến cơ sở y tế.

Theo TS Lượng, nếu sơ cứubỏng đúng cách có thể tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm cho nạn nhân.70% số ca bỏng mà được giữ sạch thì sẽ lành tự nhiên. Mỗi năm Viện Bỏng Quốcgia (Hà Nội) tiếp nhận khoảng 5.000 ca điều trị nội trú và 1.000 ca ngoạitrú.

Theo Quảng Hà
GĐXH




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.