Xử lý khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ ngày càng nhiều nhưng nhiều cha mẹ chưa biết cách xử lý dẫn đến nguy hiểm cho trẻ...

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ ngàycàng nhiều nhưng nhiều cha mẹ chưa biết cách xử lý dẫn đến nguy hiểm cho trẻ...

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng,trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, có tới 53% bệnh nhi bị ngộ độc phải vàobệnh viện cấp cứu. Đặc biệt, tình trạng này diễn ra nhiều hơn trong những ngàycuối tuần, gia đình cho trẻ đi ăn ở hàng quán.

Xử lý khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm
Trẻ bị ngộ độc thực phẩm thường có dấu hiệu rất rõ rệt như nôn, tiêu chảy, mất nước

Trẻ bị ngộ độc thực phẩm thườngcó dấu hiệu rất rõ rệt như nôn, tiêu chảy, mất nước, mất điện giải...Việc xử lýban đầu, giúp trẻ nôn ra bớt chất độc rất tốt nhưng nhiều gia đình lại khôngbiết cách làm cho trẻ nôn ra, thậm chí còn cho con uống thuốc cầm nôn, cầm tiêuchảy.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu đầu tiêncủa ngộ độc thực phẩm, phải ngừng ngay không ăn món đó nữa, khẩn trương gây nôncho trẻ để tống hết thức ăn ra ngoài. Có thể gây nôn bằng cách uống đầy nước rồimóc họng để gây nôn. Nhưng cần lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xáthọng. Phải để trẻ nằm đầu thấp, đầu hơi nghiêng rồi móc họng để trẻ nôn thức ănra.

Trong qúa trình gây nôn phải chuẩn bị khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻnôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ. Nếu bị sặc lên mũi, cần nhanh chóngdùng miệng hút mũi trẻ nếu không trẻ sẽ bị sặc, khó thở, có thể dẫn đến tử vong.Tiếp đến phải cho trẻ nằm nghỉ, ăn thức ăn loãng, cho trẻ uống nhiều nước vàuống từng chút một (có thể sử dụng Oresol theo đúng chỉ dẫn).

Nếu trẻ vẫn bị nônnhiều, tiêu chảy...nhất thiết phải đưa trẻ tới bệnh viện. Để tránh bị ngộ độccần phải lựa chọn thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệsinh an toàn để chế biến thức ăn cho trẻ. Đối với trẻ, thực phẩm phải được nấuchín kỹ và được đựng trong các dụng cụ đảm bảo.

Thực phẩm có dấu hiệu nghi ngờ,tuyệt đối không được cho trẻ ăn. Khi trẻ bị ngộ độc phải cho trẻ uống nhiềunước, ăn từng chút thức ăn như nước cháo, súp, cơm nhão...để phục hồi men tiêuhóa. Nếu tình trạng không cải thiện, trẻ bị sốt cao, nôn nhiều, chất nôn có máuhoặc ngả màu xanh, bệnh kéo dài trên 2 ngày, phải đưa trẻ nhập viện để được điềutrị. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ.

Theo Nhật Hà
Xử lý khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.