Khốn khổ với chồng gia trưởng

Kể lại chuyện này, tôi không có ý bêu xấu đàn ông. Nhưng, tôi chỉ muốn nói rằng, làm trai cho đáng nên trai. Có rất nhiều điều mà đàn ông có thể làm để chứng tỏ bản lĩnh nam nhi của mình, chứ không phải dựa vào "mắng vợ, nạt con" như chồng tôi đây...

Kể lại chuyện này, tôi không có ý bêu xấu đàn ông. Nhưng, tôi chỉ muốn nóirằng, làm trai cho đáng nên trai. Có rất nhiều điều mà đàn ông có thể làm đểchứng tỏ bản lĩnh nam nhi của mình, chứ không phải dựa vào "mắng vợ, nạtcon" như chồng tôi đây...

Chồng tôilà con thứ 3 trong gia đình có 3 anh em trai. Gia đình chồng tôi là gia đìnhmang tư tưởng đại phong kiến. Ngay từ nhỏ, các con trai trong gia đình chồngtôi đã được giáo dục đàn ông sinh ra để làm công việc to lớn, là trụ cột củacả gia đình. Phụ nữ chỉ là phận liễu yếu đào tơ, sống trong nhà là để "phụctùng" và "rửa tai" lắng nghe những lời đàn ông chỉ giáo.

Vì thế màchồng tôi đã luôn luôn thích mình cầm quyền, tự quyết trong mọi chyện. Nghemẹ chồng tôi kể lại, khi sinh ra chồng tôi, ông bà phát hiện ở lòng bàn châncủa chồng tôi có một nốt ruồi đen. Điều đó có nghĩa sau này lớn lên, chồngtôi sẽ làm tướng, có kẻ phục dịch.

Và cuộcđời chồng tôi đúng như vậy thật. Người phục dịch chồng chính là tôi đây. Hồicòn yêu nhau, tôi đã phát hiện ra, người yêu tôi có tính nóng hơn người. Mỗilần đến nhà rủ tôi đi chơi, chỉ cần tôi chậm xuống đường vài phút là cũngkhiến anh nổi quạu, quát ầm ĩ. Rủ anh đến nhà bạn, nhưng tôi lại sơ sẩy quênmất đường đi lối lại. Bắt anh lòng vòng qua mấy phố, rẽ vào ngõ này rồi lạiđâm sang ngách kia mà vẫn không thấy nhà, anh bực tức, mắng cho tôi một trậnrồi không đi nữa. Yêu nhau, đến nhà người yêu lẽ ra phải xã giao, kể cả cókhông bằng lòng chuyện gì thì cũng phải cố kìm nén. Người yêu tôi lại khác. 

Khốn khổ với chồng gia trưởng

Ảnh minh họa

Anh thẳngruột ngựa, yêu ghét phân minh. Tôi pha trà mời anh, vô ý tuột tay, làm rơicái chén trên nền gạch, nước bắn tung tóe. Anh cau mày, đứng phắt dậy, kêutôi đểnh đoảng. Con gái con lứa phải cẩn thận nếu không sau này chồng conđâu được nhờ. Lúc gần cưới, hai đứa đưa nhau đi chọn đồ đạc. Tôi muốn muamột thứ, anh muốn mua một thứ nhưng nhất định anh không nghe ý tôi. Anh tựquyết, mua tất cả theo ý mình.

Cáigiường cưới lúc đó, tôi đã can anh là rộng hơn so với phòng. Nếu kê vào thìsẽ kích với ô cửa sổ, trông sẽ không thuận. Nhưng anh không nghe. Anh cứquyết mua về. Quả nhiên, lắp giường xong thì một bên cánh cửa không thể mởđược nữa. Tôi cáu giận, bảo anh ngang. Nếu nghe tôi thì đâu đến nỗi. Anhcũng cáu luôn với tôi, bảo anh thích thế. Thích thì kể cả có thế nào cũngchịu được. Và không bao giờ anh càu nhàu về chiếc giường quá khổ.

Tôi lúcđầu cũng giận anh lắm, nhưng rồi cũng cố hiểu anh không có ý coi thường tôi.Chỉ là anh quen nhìn mọi việc thuận mắt mình. Mẹ tôi cũng từng nói: Tôi hãysuy nghĩ lại, nếu lấy một người chồng như anh, tôi sẽ khổ cả đời. Tôi thưalại mẹ rằng, tôi sẽ chịu đựng được.

Và cáccon của chúng tôi ra đời. Lúc tôi sinh con, thì mới thấy cơ cực. Mẹ chồngtôi lúc đó ở quê xa, chưa về kịp. Hai vợ chồng tôi ở riêng trên thành phốcùng với cậu em chồng. Lúc đón tôi và con ở viện về, em chồng tôi cũng biếtý rủ người yêu đến nhà chơi, nấu cơm bà đẻ cho tôi ăn hôm đầu tiên. Tôi nằmtrong phòng, thấy người yêu của em chạy đi chạy lại lo cho 2 mẹ con tôi nênlòng cũng cảm động lắm.

Khuya đó,tôi gọi chồng vào, bảo anh nằm cạnh tôi. Mới sinh con, tôi còn đau đớn nêncần có người vệ sinh cho, tôi cũng gặp khó khăn trong việc giải quyết khâu "đầura" nên chỉ còn có chồng để trông cậy. Nhưng chồng tôi không chịu. Anh bảođàn ông đàn ang không ai đi lo "chuyện tế nhị" đó của đàn bà. Tôi muốn thìtự đi mà lo cho mình. Việc trông con ban đêm anh cũng từ chối. Anh bảo búmớm là việc đàn bà, có tức sữa hay không thì phải chịu. Ngữ như anh khôngthể giúp vợ gì được đâu.

Tôi phátkhóc lên và chẳng biết làm sao, đành phải nói khó với người yêu em chồng ởlại giúp tôi đêm đó. Suốt đêm, cô người yêu thức với hai mẹ con, giúp tôigiải quyết các vấn đề tế nhị. Em lúc đầu cũng ngượng ngịu vì chưa quen nhưvậy, tôi phải bảo em không sao, cùng chị em gái với nhau, nếu thành em dâutôi, thì một ngày kia em cũng sẽ như vậy. Những ngày tháng sau đó, cũng cấmbao giờ nhờ được chồng tôi đi mua bỉm, mua sữa cho con (chồng tôi xấu hổ).Việc cơm nước cháo lão, giặt giũ càng không bởi anh đã phân định rõ ràng,nội trợ bếp núc là của đàn bà.

Tới khicon lớn, chồng tôi vẫn giữ tính gia trưởng. Hai đứa con của chúng tôi luônnem nép sợ bố. Bố nói một tiếng là răm rắp nghe nếu không chồng tôi mà cáulên là... ăn no đòn. Ngày hôm đó, trời mưa to gió lớn, con út của tôi sốt 38độ. Thật buồn là lại đúng vào dịp sinh nhật bố chồng. Cả ngày, tôi phải nghỉlàm trông con. Đến 7h tối thì chồng tôi về, thông báo là ông bà đã ở quê vềthành phố, hiện đang ở nhà anh trai chồng tôi. Tôi chuẩn bị đồ để đưa cả nhàvề dự sinh nhật ông nội.

Tôi thảngthốt, nhà tôi xa xôi cách trở, phải đi gần 20 km nữa mới tới nhà anh traichồng. Con lại sốt, trời tối, đi lúc này có vui vẻ gì đâu mà lại làm khổcon. Tôi cho rằng, có nhiều cách để con cái báo hiếu cha mẹ. Nếu cần có thểgọi điện về chúc mừng và nói để bố chồng thông cảm. Quà sinh nhật sẽ mua đểgửi tặng ông sau. Chồng tôi quắc mắt, không chịu. Anh cho rằng, con phải vềmừng sinh nhật bố mẹ, nhất đó lại là nhà nội thì càng quan trọng. Cháu trai(tôi sinh hai con trai) thì không thể vắng mặt được.

Mặc tôicó van vỉ thế nào, anh cũng đùng đùng bế hai con tôi đi. Anh bảo nếu tôikhông thích thì có thể ở nhà. Nhưng, làm sao tôi có thể bỏ con được. Con tôicòn nhỏ, đang ốm và lại rất quấn mẹ nữa. Thế là tôi đành vác ô, lếch nhếchđi theo, nước mắt lưng tròng. Đêm đó, khi trở về nhà, đã hơn 12h đêm. Contôi bị lạnh càng sốt cao. Tôi ôm con nóng như hòn than trong lòng mà tráchchồng sao vô tâm, độc đoán.

Cuộc sốngcủa tôi cứ như vậy diễn ra. Chồng tôi luôn đòi tự quyết mọi chuyện. Nếu anhmuốn thì mọi việc phải diễn ra đúng theo ý đồ. Cấm cãi, cấm cự nự. Và cũngvì sự ngang ngược ấy mà con đầu của tôi từng phải bỏ cả thi học kỳ 1 để vềquê dự đám cưới một người chú họ của anh. Lần đó, bố chồng tôi gọi ra, nóilà có người nào đó trong họ cưới, muốn cả nhà tôi về tiện thể ra mắt luôn vìtừ lúc cưới nhau, tôi chưa về trình diện họ hàng.

Chồng tôikhông ngần ngại đồng ý tắp lự. Nhưng, ngày đó cũng đúng với ngày con tôi đithi học kỳ. Với tôi việc học của con là quan trọng nhất. Chồng tôi lại quanniệm một hôm thi, một ngày học nhỏ chỉ là rất nhỏ trong cả quãng đời họcsinh. Về quê cũng là cách "học" - biết mà tri ân tổ tiên. Khi tôi không đồngý anh đã tự động đến trường xin cô giáo cho con tôi nghỉ thi để về quê. Cuốicùng, con tôi đành phải xin thi lại.

Khác vớichồng tôi thì anh trai ruột của tôi lại là một người rất hiền lành. Nhiềulúc về nhà ngoại, tôi thấy anh mình ngồi nấu cơm với vợ. Thậm chí, có lần,chị dâu tôi than thở lâu quá rồi chưa được đi siêu thị chơi. Thế là anh tôinhận luôn chân nấu cơm chiều để chị dâu tôi đưa con đi siêu thị. Anh traitôi cũng ít khi quát mắng vợ. Có việc gì thì cả hai cùng bàn. Chị dâu tôi đimua quần áo cũng kéo anh tôi đi cùng. Anh tôi gật bộ nào thì y rằng bộ đóđẹp. Anh tôi lắc đầu là chị tôi bỏ ngay. Nhưng anh tôi không bao giờ bắt épvợ phải làm theo ý mình.

Lúc nàoanh tôi cũng chỉ bảo: Theo ý anh thì bộ đó không hợp lắm còn tùy vợ quyếtnhé. Tất nhiên vợ anh tôi tin tưởng vào "nhãn thần" của chồng lắm nên luônnghe theo. Nhưng, nghe mà không ấm ức trong lòng. Còn tôi, có khi cũng làlàm theo ý chồng nhưng cứ thấy... buồn bã thế nào.

4 nămsống bên nhau, tôi thấy chị dâu tôi hạnh phúc lắm. Lỡ tay nấu cơm khê, canhmặn một chút, anh tôi bảo yêu: Thế mới là vợ anh. Ăn bữa này để biết bữa sauvợ anh tiến bộ thế nào nhỉ. Thế là chị dâu tôi "biết ý", lần sau nấu cẩnthận ngay. Phải vai chồng tôi, thế nào anh ấy cũng đập bàn, đập ghế: Vợ màcẩu thả thế thì chồng con được nhờ cái gì. Thôi bỏ đi. Ra hàng ăn. Và rồitôi và các con lại nhìn nhau, len lén ra cửa chờ đi ăn mà trong lòng chẳng "nuốt"nổi miếng nào.

Thú thực,lúc nào tôi cũng mong chồng mình thuần tính hơn. Có nhiều cách để đạt được ýnguyện, đâu phải lúc nào cũng cần quát nạt, đấm đá. Và đâu phải lúc nào việclàm theo ý mình, kể cả dám chấp nhận hậu quả. Biết tự chủ, nhưng người tacòn cần phải biết tôn trọng ý kiến của người khác nữa.

TheoTT
Đời Sống Gia Đình

Hãy gửi những tâmsự của bạn đến email:lhanh@vietnamnet.vn(hoặc gửi chủ đề cần tâm sự tại phần đầu của chuyên mục) để được cùngchia sẻ và giúp đỡ từ độc giả. Chú ý: Đây là mailđể gửi tâm sự chứ không phải mail của tác giả bài viết để gửi phản hồi.


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.