Bí ẩn trong đầu "sát thủ máu lạnh" Na Uy

Theo cảnh sát Na Uy và luật sư của Breivik là Geir Lippestad, tên này thừa nhận đã một mình thực hiện vụ đánh bom ở Oslo và thảm sát trên đảo Utoeya, nhưng không chấp nhận chịu trách nhiệm hình sự. Nói cách khác, trong đầu Breivik không tin rằng anh ta phải bị trừng phạt vì các hành động tội ác gây ra chiều 227.

Thủ phạm duynhất của vụ khủng bố kép ngày 22/7 Anders Behring Breivik đang được các bác sĩđánh giá về sức khoẻ tinh thần để kết luận có đủ điều kiện hầu toà hay không vàđộng cơ tội ác của tên này cũng dần hé lộ.

Theo cảnh sát NaUy và luật sư của Breivik là Geir Lippestad, tên này thừa nhận đã một mình thựchiện vụ đánh bom ở Oslo và thảm sát trên đảo Utoeya, nhưng không chấp nhận chịutrách nhiệm hình sự. Nói cách khác, trong đầu Breivik không tin rằng anh ta phảibị trừng phạt vì các hành động tội ác gây ra chiều 22/7.

Bí ẩn trong đầu "sát thủ máu lạnh" Na Uy
Kẻ sát nhân Anders Behring Breivik mang vẻ mặt bình thản trên đường được giải tới toà. Ảnh: Telegraph.

Tay súngcho rằng những hành động đẫm máu của mình là "kinh khủng nhưng cầnthiết" vì anh ta muốn phá hoại cấu trúc của xã hội Na Uy. Các tài liệuvà thông tin cho thấy Breivik có mối liên hệ chặt chẽ với các nhóm cựchữu ở châu Âu, mang tư tưởng bài ngoại và chống đạo Hồi.

Giáo sư bệnh họctâm thần Jeremy Coid tại trường Queen Mary thuộc Đại học London cho rằng có sựrối loạn tinh thần sâu sắc đằng sau tư tưởng cực hữu của Breivik. "Ngay bây giờchúng ta không biết đầy đủ về các động cơ để chẩn đoán tình trạng tinh thần củaanh ta. Tuy nhiên, tôi tin rằng đây nhiều khả năng là do bị một chứng rối loạntinh thần. Anh ta đã vượt qua giới hạn của tư tưởng cực đoan, nhưng chúng ta cầnhiểu thêm về các động cơ".

Các nhà điều traNa Uy đang tìm hiểu các quan điểm cực hữu của Breivik, kẻ mới cho công bố tàiliệu dài 1.500 trang giải thích về tư tưởng của mình ngay trước các vụ tấn công.Nhà tâm lý học pháp y Ian Stephen nói với BBC rằng tài liệu này đã chothấy những chi tiết về tính cách của thủ phạm.

"Đó là một trongnhững tài liệu đáng sợ nhất mà tôi từng đọc. Tài liệu được viết bởi một người đãphát triển cực kỳ tỉ mỉ triết lý của mình và nghiên cứu mọi thứ. Điều này chothấy anh ta đã có một thời gian dài đọc sách, nghiên cứu và cày xới trênInternet để trình bày kế hoạch làm thế nào để chiếm toàn bộ thế giới". tiến sĩStephen bình luận.

Giáo sư Anh JeremyCoid so sánh Breivik với "kẻ đánh bom đinh" David Copeland khét tiếng đã thựchiện các vụ tấn công nhằm vào những cộng đồng đồng tính và da màu tại London năm1999. Trước toà, tên này nói rằng anh ta là một đảng viên Quốc xã và tin vàokhái niệm "dân tộc thượng đẳng".

Tình trạng tinh thân của thủ phạm 23 tuổi DavidCopeland khi đó được kiểm tra tại Bệnh viện Broadmoor Hospital, nơi anh ta đượcchẩn đoán bị mắc chứng hoang tưởng. Nhưng sau đó các công tố viên đã không chấpnhận phần bào chữa cho rằng Copeland mắc tội ngộ sát do ảnh hưởng của bệnh tâmthần.

"Vụ tấn công tạiNa Uy cũng giống như vậy, nơi kẻ theo quan điểm cực hữu mắc chứng hoang tưởnghay rối loạn ảo giác. Đối với những người mắc chứng bệnh tâm lý, tất cả đều tậptrung vào những niềm tin mà họ giữ", giáo sư Coid nhận định.

Các chuyên gia sẽtìm hiểu những khía cạnh khác nhau trong nhân cách của Breivik và việc người nàytự coi mình là ai. Một số bức ảnh cho thấy anh ta đeo biểu trưng của quân đội vàhội Tam điểm, trong khi những bức khác cho thấy anh ta khá điển trai và ăn mặcchải chuốt.

"Anh ta nhìn rấtphô trương và sự phô trương thường là đặc tính của chứng hoang tưởng", giáo sưCoid phân tích thêm. Ông cũng cho biết các chuyên gia sẽ tìm hiểu anh ta có mắcchứng yêu bản thân quá mức hay không. Một trong những thông tin để có được cácchẩn đoán này là việc xác định Breivik có mối quan hệ bạn bè thân thiết nào nhưbạn gái hay không.

Vụ khủng bố képngày 22/7 tại Na Uy do Anders Behring Breivik thực hiện cũng gợi nhớ vụ tấn côngở Oklahoma City năm 1995, khi một mình Timothy McVeigh dùng chiếc xe tải chở bomlàm từ phân bón và dầu diesel phá hoại toà nhà liên bang Mỹ, khiến 168 ngườichết.

Trong đầu thủ phạmMcVeigh khi đó luôn coi chính phủ Mỹ là kẻ thù thực sự cần phải tấn công. Hơnmột thập kỷ rưỡi sau, bóng ma Oklahoma City tái hiện tại Na Uy với vụ khủng bốkép do một mình Breivik thực hiện khiến 76 người chết. Nguyên nhân ban đầu đượcxác định của thảm kịch này cũng là do hận thù về chính trị, khi Breivik âm ỉ tứcgiận vì sự thay đổi trong xã hội Na Uy.

Theo những mảnhghép thu thập được, Breivik mang tư tưởng cực hữu, bài ngoại, chống Hồi giáo vàkhông chấp nhận một đất nước đa văn hoá ở Na Uy. Sát thủ này cho rằng một xã hộiđa văn hoá đe doạ đến đặc tính sắc tộc của mình và cảm thấy bị xa lánh trong xãhội đó. Đó là lý do Breivik liên lạc với các nhóm cực đoan đang ngày càng coiđạo Hồi là kẻ thù và một mối nguy hiểm.

Từ tư tưởng banđầu, Breivik đã xây dựng "cương lĩnh hành động" trong suốt 3 năm qua để chuẩn bịthực hiện một vụ khủng bố đẫm máu nhằm vào chính đất nước và đồng bào của mình.Cũng giống như Timothy McVeigh, Breivik nhìn nhận hệ thống chính trị ở nước mìnhlà kẻ thù. Mục tiêu tấn công dần hình thành trong đầu người này không phải cácnhóm nhập cư mà là bản thân chính phủ và những thanh niên có quan hệ chặt chẽvới đảng Lao động cầm quyền ở Na Uy có quan điểm cánh tả.

Luật sư củaBreivik cho biết thêm thân chủ của ông đã "hoạt động chính trị năng nổ và tựthấy rằng không thể thành công bằng những công cụ chính trị thông thường, nên đãchuyển sang dùng bạo lực".

Trong khi đó trênkhắp châu Âu hiện có mối lo ngại ngày càng tăng về tình hình nhập cư, một phầndo tình trạng thất nghiệp với người bản xứ gia tăng. Vấn đề nhập cư khiến các xãhội tại châu Âu thay đổi nhanh chóng và ngày càng có nhiều sự thất vọng về điềunày mà giới chức ở tầm châu lục lẫn quốc gia được cho là không lắng nghe quanđiểm của cử tri.

Cùng với quá trìnhtoàn cầu hoá thì vấn đề đặc tính dân tộc ngày càng trở nên quan trọng và kết quảlà nhiều đảng theo chủ nghĩa dân tộc bắt đầu thắng thế tại một số nơi ở châu Âu.Trong khi đó theo BBC, một số nhà lãnh đạo châu Âu từ Thủ tướng ĐứcAngela Merkel đến Thủ tướng Anh David Cameron đều đã đặt câu hỏi về chủ nghĩa đavăn hoá. Những tuyên bố này được cho là nguy hiểm vì có thể khuyến khích chủnghĩa cực đoan.

Động cơ hành độngcủa sát thủ Na Uy ngày càng nghiêng về hướng chủ nghĩa cực hữu và người mắc bệnhhoang tưởng, một trong những vấn đề nhạy cảm nhất châu Âu hiện nay. Nếu điều nàyđược chứng minh, nó sẽ làm thay đổi mạnh các cơ quan tình báo và an ninh trênkhắp châu Âu, để hướng sự quan tâm tới chủ nghĩa cực hữu chống Hồi giáo, bêncạnh việc họ dành mối quan tâm quá lớn đến các tổ chức Hồi giáo cực đoan nhưhiện nay.


Theo ĐìnhNguyễn
Vnexpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.