"Cặp đôi hoàn hảo" Putin – Obama sẽ giúp quan hệ Nga – Mỹ thăng hoa?

Trái ngược với nhữngdự cảm chẳng lành của giới phân tích, quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo Putin vàObama đang cho thấy những tín hiệu tích cực.

Trái ngược vớinhững dự cảm chẳng lành của giới phân tích, quan hệ giữa hai nhà lãnh đạoPutin và Obama đang cho thấy những tín hiệu tích cực.

“Lên gân lêncốt...”

Được Tổng thống Mỹ BarackObama đưa ra không lâu sau khi nhậm chức, chính sách "khởi động lại”quan hệ với Nga được áp dụng với ít nhiều thành công trong hơn ba nămqua, với đỉnh điểm là Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới Nga – Mỹđược ký kết tại Prague hồi tháng 4/2010.

Tuy nhiên, thành công củachính sách “khởi động lại” này nhanh chóng sụt giảm sau khi Washingtontiếp tục kế hoạch xây dựng lá chắn phòng thủ tên lửa ở châu Âu bất chấpsự phản đối mạnh mẽ của Moscow. Tiếp theo đó, các sự kiện bất ổn diễn raở Bắc Phi và Trung Đông làm bộc lộ rõ sự bất đồng nghiêm trọng giữa haiquốc gia về cách tiếp cận với các vấn đề của thế giới Arab. Vấn đề hạtnhân Iran cũng gây nên diễn biến tương tự giữa Nga và Mỹ.

Nghiêm trọng hơn cả,trong suốt chiến dịch tranh cử Tổng thống vừa qua, đương kim Thủ tướngNga Putin đã phát động cả một cuộc “tấn công” không khoan nhượng đối vớichính sách của Mỹ  bằng những lời lẽ công kích sắc bén và lạnh lùng, đểrồi khi giới truyền thông Nga tuyên bố chiến thắng thuộc về ông Putin,giới lãnh đạo cũng như chuyên gia Mỹ dù đã đoán được kết quả từ trướcvẫn như bị “tiếng sét ngang tai”.

Kênh truyền hình Fox News của Mỹ nhận định, với việc ông Putintái đắc cử Tổng thống, trong 6 hoặc 12 năm tới, nước Mỹ sẽ phải quan hệvới một Chính phủ Nga cứng rắn hơn. Với quyền phủ quyết tại Hội đồng bảoan Liên Hiệp Quốc, Nga sẽ trở thành một trở ngại lớn cho Mỹ.

Ngoài ra, nước Nga, dướisự lãnh đạo sắp tới của ông Putin, cũng sẽ chống lại các nỗ lực của Mỹnhằm thiết lập hệ thống phòng thủ chống tên lửa tại châu Âu hay trongviệc giải quyết các vấn đề Syria và Iran.

Và rồi hàng loạt dự cảmchẳng lành khác về một thời kỳ sóng gió mới trong quan hệ Nga – Mỹ dướithời Putin được đưa ra khi gần một tuần sau khi ông Putin tuyên bố thắngcử, Tổng thống Obama lúc đầu “làm ngơ”, không có bất cứ lời chúc mừngnào dành cho Tổng thống đắc cử Nga giống như với lãnh đạo các nước khác.

… để “ôm” nhauchặt hơn?

Tuy nhiên, bầu không khícăng thẳng cuối cùng cũng được phá vỡ khi Nhà Trắng ngày 10/3 hân hoanthông báo, Tổng thống Obama cuối cùng đã gọi điện chúc mừng ông Putin vềchiến thắng trong cuộc bầu cử.

Ngạc nhiên hơn,Washington sau đó còn bất ngờ thay đổi giọng điệu khi công nhận “chiếnthắng rõ ràng” của ông Putin.

"Cặp đôi hoàn hảo" Putin – Obama sẽ giúp quan hệ Nga – Mỹ thăng hoa?
Quan hệ giữa Tổng thống Obama  (trái)  và người đồng nhiệm tương lai Putin có những tín hiệu rất tích cực. Ảnh: ipresscenter.

Những tín hiệu tốt lànhtiếp tục được mang đến sau đó khi Tổng thống Obama quyết định rời hộinghị thượng đỉnh G-8 vào tháng 5 tới từ Chicago đến trại David (Phủ Tổngthống Mỹ ở ngoại ô).

Mùa hè năm 2011, địa điểmvà thời gian tổ chức hội nghị thượng đỉnh G-8 và cuộc hội đàm cấp caocủa các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được ấnđịnh là tại Chicago vào tháng 5/2012. Tuy nhiên, mới đây, ông Obamaquyết định dời sự kiện này từ Chicago đến trại David. Theo các chuyêngia, với quyết định này, Tổng thống Obama đã thực hiện một bước ngoạigiao khéo léo và thân thiện với nhà lãnh đạo Nga Putin.

Theo giới phân tích, vớiviệc thay đổi địa điểm tổ chức, ông Obama hy vọng tạo một không khíkhông gò bó về hình thức cho cuộc tiếp xúc trực tiếp mới giữa ông Obamavà Putin trên cương vị hai Tổng thống, đồng thời bày tỏ mong muốn nốilại và phát triển quan hệ song phương.

Hạ nghị sĩ Nga Dmitry Vyatkin nhận định, rất có khả năng cuộc gặp sẽkhông chỉ đơn thuần là buổi trao đổi “những tuyên bố chính thức”, mà làmột nỗ lực thực sự đưa các quan điểm của Nga và Mỹ xích lại gần nhau.

Chia sẻ quan điểm với ôngDmitry Vyatkin, nhà phân tích Vladimir Frolov đánh giá trên tờ Moscow Times rằng, ngay sau cuộc gặp vào tháng 5 tới sẽ là một thờikỳ nồng ấm mới trong quan hệ Nga – Mỹ.

Ông Vladimir Frolov phântích, nguy cơ Moscow và Washington xung đột do vấn đề Syria đã được loạibỏ khi Nhà Trắng cuối cùng cũng thừa nhận không thể sử dụng biện phápcan thiệp quân sự để lật đổ chế độ Assad.

Thêm vào đó, với thiệnchí hợp tác của Nga, Mỹ khó có thể ngoan cố “làm liều”, không “đếm xỉa”đến lợi ích của Moscow.

Còn trong vấn đề Iran, dùTổng thống Obama để ngỏ khả năng tấn công quân sự quốc gia Hồi giáonhưng trên thực tế, chính những tuyên bố cứng rắn này lại càng tạo cơhội cho Nga – Mỹ hợp tác nhiều hơn nhằm giải quyết bài toán hạt nhânIran. Theo đó, sự nóng ruột của Washington sẽ thôi thúc quốc gia nàytích cực tiếp xúc với Moscow để tìm ra giải pháp hòa bình mà Mỹ sẽ bớttổn thất hơn nhiều so với biện pháp tấn công.

Như vậy, đúng như lời ôngAlexander Khramchikhin, Phó giám đốc Viện Phân tích chính trị - quân sựtại Nga, các nhà lãnh đạo Nga, Mỹ đều cố tạo dựng hình ảnh “diều hâu”chỉ với mục đích củng cố hình ảnh của mình trước người dân trong nước,còn trên thực tế, họ thừa hiểu vẫn cần phải dựa vào nhau.

Dù còn nhiều nghi ngạinhưng chính quyền Obama vẫn phải thừa nhận nhiều "lợi ích chung" đã đạtđược từ chính sách "cài đặt lại" quan hệ với Nga, đó là thỏa thuận kiểmsoát vũ khí hạt nhân chiến lược (START) và một tuyến đường hậu cần đếnAfghanistan qua Nga mà hai bên đã đạt được.

Về phía Nga, dù vẫn chưagiảm bớt giọng điệu chỉ trích Mỹ song việc này không có nghĩa là Ngakhông mong muốn tìm cách hàn gắn quan hệ.

Tuy nhiên, ông AlexanderKhramchikhin cũng không quên nhấn mạnh, sự nồng ấm này rất có thể chỉ làtạm thời bởi dù hai bên nhận rõ sự cần thiết của việc phát triển quan hệsong phương nhưng trên thực tế hai nước chưa có được một cơ chế hợp tácthích hợp với sự tin cậy lẫn nhau đủ để duy trì mối quan hệ lâu dài.

Hơn nữa, nỗ lực khắc phụcquan hệ song phương hiện nay của giới lãnh đạo hai nước dường như cũngmang tính thời điểm rất cao.

Tại Mỹ, nơi các chiếndịch vận động tranh cử Tổng thống đang lấy đà, việc “tái khởi động” mốiquan hệ Nga-Mỹ gắn liền với tên tuổi Obama. Vì vậy, ông chủ Nhà Trắngcần chứng tỏ rằng quá trình này không bị đình trệ.

“Trong chiến dịch tranhcử, ông Obama cần chứng minh rằng bất chấp một số thất bại làm đổ vỡ đàmphán, như đã xảy ra trong trường hợp hệ thống phòng thủ tên lửa, songmối quan hệ với Nga vẫn đang được phát triển và có triển vọng đạt thỏathuận về những vấn đề nhất định”, ông Alexander Khramchikhin nhấn mạnh.

Còn đối với Thủ tướng NgaPutin, nỗ lực khôi phục quan hệ với Mỹ cũng rất quan trọng.

Nếu ở cương vị Thủ tướng,chính trị gia này quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề kinh tế thì trêncương vị Tổng thống, ông sẽ phải xây dựng một chính sách đối ngoại. Ôngkhông muốn bắt đầu một nhiệm kỳ Tổng thống mới bằng sự xích mích vớiphương Tây.

Điều đó có nghĩa là khicuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ kết thúc cũng như thời kỳ “trăng mật” trongnhiệm kỳ Tổng thống thứ 3 của ông Putin trôi qua thì mối quan hệ Nga –Mỹ sẽ có nguy cơ “về mo”.

Dẫu vậy, việc tiến lạigần nhau của ông Putin và Obama cũng đủ để tạo nên một dấu ấn lớn trongmối quan hệ song phương này.

Theo ĐVO


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.