Cô bé mắc chứng khó đọc, vẫn vô địch đánh máy tính

Aigis Arira (21 tuổi), đang theo học học kỳ thứ 7 tại Học viện Công nghệ Hy vọng, Banđung, Indonesia bị mắc chứng khó đọc. Tuy nhiên, cô bé đã có nghị lực vượt lên và trở thành vô địch về đánh máy 10 ngón ở trường trung học cơ sở.

Aigis Arira (21 tuổi), đangtheo học học kỳ thứ 7 tại Học viện Công nghệ Hy vọng, Ban-đung,  Indonesia bịmắc chứng khó đọc. Tuy nhiên, cô bé đã có nghị lực vượt lên và trở thành vô địchvề đánh máy 10 ngón ở trường trung học cơ sở.

Trải qua tuổi thơ dữ dội 


Khi bước vào lớp 3 ở trường tiểu học, cha mẹ cô nhận ra rằng Aigis đã có sự pháttriển khác lạ so với trẻ em cùng độ tuổi. 

“Bốn vấn đề tôi thường mắc phải thời kỳ đó là: không thể phân biệt giữa chữ “b”và chữ “d”; thường đọc sai những gì giáo viên ghi trên bảng, mặc dù tôi ngồi ởhàng ghế đầu tiên trong lớp và tôi không gặp rắc rối về thị lực; không thể nhớbảng cửu chương; không bao giờ vẽ được hình lập phương, yêu cầu này thường đượctôi đáp ứng bằng… 1 hình thang", Aigis kể lại trong một hội thảo quốc gia vềchứng khó đọc (dyslexia), diễn ra tại Jakarta vừa qua.

Cô bé mắc chứng khó đọc, vẫn vô địch đánh máy tính

Aigis Arira (bên phải) với một nhà khoa học sau cuộc hội thảo về chứng khó đọc diễn ra ở Jakarta cuối tháng 7 vừa qua.

Và kết quả là cô rất xấu hổ khibị hỏi và không thể giao lưu với bạn bè. Nhận thấy con gái mình có những đặcđiểm khác biệt, cha mẹ Aigis đã đưa cô đến một trường học đặc biệt, trường tiểuhọc Pantara, nơi có khả năng xử lý trẻ em gặp khó khăn trong học tập (specificlearning difficulties/LD). 

Tuy nhiên, sau đó, gia đình côchuyển tới Bandung và Aigis không còn học tại trường học đặc biệt. "Tôi đã luônluôn chọn ngồi ở phía sau vì sợ thầy giáo hỏi. Tôi đứng thứ 44 trong số 44 họcsinh”.

"Thời kỳ học trung học là thời kỳ khó khăn nhấtđối với tôi, khi đó tôi thường trở thành tâm điểm chú ý của bạn bè tronglớp, tôi chỉ chỉ ghi chép bài học theo khả năng và về nhà, cha mẹ tôi giảithích cho tôi hiểu”.
 
Bước vào cấp II giáo dục trung học (ở Indonesia, bậc học trung học cơ sở có 2 cấp), Aigis cảm thấy tình hình đã tốt hơn vàcó thể nhanh chóng thích nghi với môi trường của mình. Cô đặc biệt rất thíchmọi thứ liên quan đến máy tính. 

Cũng trong thời gian này, Aigis đã trở thànhniềm tự hào lớn đối với cha mẹ mình: vô địch môn học đánh máy tính mười ngón(hệ thống mù). "Tôi nhận được điểm cao nhất trong trường học. Mặc dù, tôivẫn chưa thể ghi nhớ các chữ cái từ A đến Z. Và cho đến bây giờ tôi thậm chíkhông hiểu tại sao tôi có thể giành chiến thắng”. 

Aigis đã tiếp tục thi vào học chuyên ngành Khoahọc Máy tính tại Viện Công nghệ Hy vọng- Bandung và sự hỗ trợ về tài liệuhọc tập từ cha mẹ đã giảm đi rất nhiều. Thế nhưng, thành tích học tập củaAigis cho đến khi bước vào học kỳ 7 không khác lắm với các bạn trong lớp.Giờ đây, Aigis hoàn toàn có thể tự soạn và chuẩn bị một luận án tốt nghiệpđể lấy bằng cử nhân. 
 

Khó đọc nhưng chỉ số thông minh vẫn bìnhthường

Chủ tịch điều hành của Hiệp hộiChứng khó đọc của Indonesia (ADI), Tiến sĩ Dewi Kristiantini cho biết: chứng khóđọc là một biến đổi di truyền dựa trên rối loạn thần kinh. Những rắc rối nàykhông hề liên quan đến sự thiếu hiểu biết, khả năng kinh tế và động lực học hành.

"Trẻ mắc chứng khó đọc không phù hợp với các trường học đặc biệt, do đó phụhuynh không nên cho con mình học ở đó, vì con cái sẽ cảm thấy sốc, cho rằng mìnhngu đần", ông Vitriani Sumarlis, Phó Chủ tịch Hiệp hội Indonesia Chứng khó đọcIndonesia cho biết. 

Cô bé mắc chứng khó đọc, vẫn vô địch đánh máy tính
Aigis tham gia một chương trình leo núi của học viện Hy vọng.

Ông nói thêm, các trường học đặcbiệt chỉ nên dành cho trẻ em có trí thông minh có chỉ số IQ dưới 62, trong khinhững đứa trẻ mắc chứng khó đọc có chỉ số IQ trung bình là 90- 110. Mặc dù cókhó khăn về đọc, viết và chính tả nhưng những người bị chứng khó đọc có tríthông minh bình thường hoặc thậm chí trên mức trung bình. Sự thông minh của họthường nổi bật trong lĩnh vực học tập. 

Có một  điều khác biệt nữa là trẻ em bình thường giải quyết vấn đề trong nửa giờthì trẻ em mắc chứng này giải quyết trong 45 phút hoặc một tiếng đồng hồ. 
 
"Nhiều thiên tài cũng từng bị chứng khó đọc như nhà vật lý Albert Einstein, cựuTổng thống Mỹ George W Bush, diễn viên Tom Cruise…", tiến sĩ Kristiantini, bácsĩ bệnh viện quốc tế Santosa Bandung cho biết.
 

Theo Đặng Hòa
Bee


 
 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.