Đảo chính quân sự “mềm”?

Một số nhà phân tích cho rằng quân đội có thể đứng đằng sau việc ông Hosni Mubarak từ chức tổng thống Ai Cập.

Một số nhà phân tích cho rằngquân đội có thể đứng đằng sau việc ông Hosni Mubarak từ chức tổng thống Ai Cập.

Hàng triệu người dân đã đổ rađường phố và hô vang khẩu hiệu “Ai Cập tự do” sau khi ông Hosni Mubarak từchức tổng thống hôm 11-2. Bầu không khí lễ hội hiện diện tại hầu như mọi conđường, khu phố khắp nước.

Ông Mohamed ElBaradei, mộtthủ lĩnh đối lập, mô tả ngày ông Mubarak từ chức sau 30 năm cầm quyền là“ngày hạnh phúc nhất trong đời mình”. Từ New York (Mỹ) cho đến London (Anh),nhiều người Ai Cập cũng chào đón một kỷ nguyên hậu Mubarak. Người dân tạimột số nước khác, như Tunisia, Yemen, Lebanon, Mauritania..., cũng chia vuivới người dân Ai Cập.

Diễn biến bất ngờ

Đảo chính quân sự “mềm”?
Người biểu tình hân hoan về sự ra đi của ông Hosni Mubarak tại quảng trường Tahrir ở Cairo, Ai Cập hôm 11-2. Ảnh: REUTERS

Trong bối cảnh đất nước vẫncòn đối mặt với một tương lai chưa rõ ràng, nhiều người biểu tình cắm trại ởCairo trong 18 ngày qua đang phân vân về việc tiếp tục ở lại hay trở về nhà.

Theo hãng tin AP, một sốngười hôm 12-2 bắt đầu thu dọn lều trại để trở về nhà trong lúc nhiều ngườikhác nói sẽ tiếp tục ở lại cho đến khi biết được những động thái tiếp theocủa quân đội.

Nadal Saqr, một giảng viênđại học, cho rằng người biểu tình nên tiếp tục ở lại cho đến khi quân đội ratuyên bố bảo đảm đáp ứng những yêu cầu về dân chủ của họ.

Trước đó, trong tuyên bố dài30 giây đọc trên truyền hình hôm 11-2, Phó Tổng thống Ai Cập Omar Suleimancho biết ông Mubarak quyết định rời khỏi chức vụ tổng thống và trao lạiquyền quản lý công việc của đất nước cho Hội đồng Tối cao các lực lượng vũtrang. Đây được xem là một diễn biến khá bất ngờ vì ông Mubarak trước đó mộtngày vẫn không chịu từ chức dù đã chuyển giao quyền lực cho ông Suleiman.

Một số nhà phân tích cho rằngquân đội có thể đã đứng đằng sau việc từ chức của ông Mubarak. Thậm chí, đócó thể là kết quả của một cuộc đảo chính quân sự “mềm”, trong đó quân độibuộc ông Mubarak ra đi mà không cần nổ súng. Nhà phân tích chính trị DiaaRashwan nói với hãng tin AP: “Thực sự là quân đội đã tiếp quản quyền lực. Đãcó sự can thiệp trực tiếp của quân đội và họ khiến mọi việc có vẻ như ôngMubarak đã từ bỏ quyền lực”.

Mỹ trấn an đồng minh

Sự ra đi của ông Mubarak vàviệc tổng thống Zine El Abidine Ben Ali bị phế truất ở Tunisia vào thángtrước đã gây chấn động thế giới Ả Rập, khiến nhiều người trong khu vực tựhỏi không biết đất nước nào rơi vào tình trạng tương tự tiếp theo. 

Trong một động thái trấn anvà bày tỏ sự ủng hộ đối với các đồng minh ở khu vực, Chủ tịch Hội đồng Thammưu trưởng liên quân Mỹ Mike Mullen sẽ thăm Jordan và Israel trong hai ngày13 và 14-2.

Chặng dừng chân đầu tiên củaông Mullen là Jordan, nơi chứng kiến các cuộc biểu tình chống đối kéo dài 5tuần qua. Quốc vương Jordan Abdullah buộc phải thay thế thủ tướng để xoa dịungười biểu tình.

Sau đó, ông Mullen sẽ đếnthăm Israel, đất nước đang lo ngại sâu sắc về viễn cảnh xuất hiện một chínhphủ mới ít thân thiện hơn với Israel so với thời ông Mubarak. 

Ngoài những nỗi lo trên, mộtsố quan chức Mỹ lo ngại rằng sự bất ổn ở Ai Cập có thể mở đường cho các lựclượng Hồi giáo lên nắm quyền ở nước này, đồng thời đe dọa tiến trình hòabình Israel - Palestine.

Trong khi đó, tại Algeria,hàng ngàn cảnh sát chống bạo động được triển khai tại thủ đô Algiers hôm12-2 nhằm ngăn chặn một cuộc tuần hành của phe đối lập lấy cảm hứng từ nhữnggì đang diễn ra ở Ai Cập.

Theo hãng tin Reuters, Chínhphủ Algeria đã cấm cuộc tuần hành này diễn ra, dẫn đến nguy cơ xảy ra cáccuộc xung đột giữa cảnh sát và những người biểu tình đang đòi hỏi nhiều

Theo NLĐ




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.