Giao tranh xảy ra ở Libya

Các lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi cố gắng chặn bước tiến của người biểu tình khi họ đang tiến dần đến thủ đô Tripoli. Giao tranh xảy ra ở hai thành phố gần đó khiến hàng chục người chết.

Các lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Libya Moammar Gadhaficố gắng chặn bước tiến của người biểu tình khi họ đang tiến dần đến thủ đôTripoli. Giao tranh xảy ra ở hai thành phố gần đó khiến hàng chục người chết.

Tuy nhiên hôm qua lực lượng biểu tình vẫn tiến lên những bướcmới, chiếm một căn cứ quân sự, trong khi ông Gadhafi tuyên bố rằng Osamar binLaden đứng đằng sau làn sóng biểu tình hiện nay.

Trận giao chiến đẫm máu nhất xảy ra ở Zawiya, chỉ cách thủ đô 50km. Theo AP,một đơn vị quân đội trung thành với Gadhafi đã nổ súng máy vào mộtđền thờ, nơi người dân - trong đó có một số người mang súng trường hoặc súng săn- đang tiến hành một cuộc biểu tình ngồi nhằm ủng hộ các lực lượng nổi dậy.

Giao tranh xảy ra ở Libya
Người biểu tình nhảy múa trên một chiếc xe tăng ở thành phố miền đông Albayda. Ảnh: AP/CNS

Một bác sĩ ở hiện trường cho hay ông nhìn thấy 10 xác chết và 150người bị thương. Một báo của Libya cho hay số người thiệt mạng là 23.

Hôm trước đó, một đại diện của Gadhafi đã từ Tripoli tới thànhphố này và cảnh báo những người biểu tình rằng "hoặc rời đi hoặc chứng kiến thảmsát", một nhân chứng nói.

Zawiya là một thành phố quan trọng gần các cảng và nhà máy lọcdầu. Đây là thành phố gần thủ đô nhất đã rơi vào tay người biểu tình.

Cho đến nay nửa phía đông của Libya hầu như đã rơi vào tình trạngvô chính phủ, nhiều quan chức, bộ trưởng và nhà ngoại giao đã từ bỏ phe Gadhafi,nhà lãnh đạo Libya trong suốt 41 năm qua. Gadhafi tin tưởng rằng ông nắm chắcquân đội, và giữ quyền kiểm soát chắc chắn đối với thủ đô, các thành phố lân cậnvà khu vực miền trung ít cư dân của Libya.

Gadhafi từng tuyên bố sẽ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng trướcphong trào nổi dậy của dân chúng. Con trai ông thì cảnh báo nguy cơ nội chiến.

Hôm qua, một số hãng tin phương tây cho hay hai phi công lái máybay chiến đấu của Libya đã nhảy dù, cho phi cơ lao xuống đất, để chống lệnh némbom Benghazi, nơi làn sóng biểu tình diễn ra dữ dội và hiện gần như thuộc quyềnkiểm soát của phe chống chính phủ. Benghazi là thành phố lớn thứ hai của Libyavà nưm ở phía đông nước này.

Trước tình trạng bạo loạn, công dân các nước đang ồ ạt sơ tánkhỏi Libya. Nhiều chính phủ thuê máy bay hoặc tàu phà tới Libya đưa công dân củamình về nước.

Các cuộc biểu tình ở Libya từ 15/2 đến nay khiến khoảng 300 ngườithiệt mạng, theo ước tính của Tổ chức Giám sát Nhân quyền quốc tế. Ngoại trưởngItaly Franco Frattini ước tính có 1.000 người chết.

Tình trạng hỗn loạn ở Libya, một thành viên OPEC cung cấp 1,6triệu thùng dầu mỗi ngày, đã khiến giá dầu thô trên thị trường quốc tế nhảy vọt20%, lên mức cao nhất trong hai năm qua. Hôm quá giá dầu ở London chạm 114,2USD.

Những cuộc biểu tình ở Libya là một phần trong cả làn sóng phảnđối to lớn đang tràn khắp Trung Đông và Bắc Phi, nơi có nhiều nhà lãnh đạo trịvì hàng thập kỷ. Mở màn ở Tinisia tháng 12 năm ngoái, làn sóng này đã lật đổtổng thống Tunisia Ben Ali và tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak. Những cuộc biểutình chống chính phủ lan ra khắp các nước như Yemen, Bahrain, Iran...

Theo Mai Trang
 Vnexpress




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.